CẦN NHẬN DIỆN RÕ HƠN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Hiện nay, trước sự tác động của mặt trái nến kinh tế thị trường đã
làm cho một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo,
quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, dẫn đến
phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy
theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy
tiện, vô nguyên tắc…Hiện tượng đó nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ dẫn đến
nguy cơ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây tổn hại
nghiêm trọng đến công tác xây dựng Đảng, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất
nước.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị không phải là một khái niệm
trừu tượng mà nó biểu hiện rất cụ thể trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên.Trước hết, sự suy thoái về tư tưởng chính trị thể hiện rõ nhất ở sự phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động về lập trường quan
điểm chính trị, nhất là trước những vấn đề mang tính nguyên tắc, dẫn đến sa sút ý chí chiến đấu, suy giảm tinh thần đấu tranh, né
tránh, cơ hội; thậm chí có người ý thức chính trị kém, khi bị các thế lực thù
địch lợi dụng lôi kéo lại phụ họa, cổ súy cho những nhận thức, quan điểm sai
trái, lệch lạc, chống phá sự nghiệp cách mạng, gây tổn hại đến uy tín và vai
trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ta.
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị là sự mơ hồ, hoài nghi, mất niềm tin vào lý tưởng cộng sản, vào mục tiêu, con đường xã hội chủ
nghĩa; là sự hoài nghi về các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta. Trước những khó khăn thách thức chúng ta gặp phải trong quá trình xây
dựng và phát triển đất nước, họ lại có cái nhìn bi quan, không tin tưởng về vai
trò cũng như năng lực lãnh đạo của Đảng. Một số còn có biểu hiện của sự “sám
hối”, đòi “nhận thức lại” về lý tưởng, về con đường đã lựa chọn.
Suy thoái về tư tưởng chính trị còn thể hiện ở việc thực hiện không
đúng nguyên tác tổ chức, sinh hoạt đảng, nói và làm trái với chủ trường đường
lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; là việc không chịu rèn luyện, bồi dưỡng nâng
cao trình độ lý luận, không sát thực tiễn nên giáo điều, rập khuôn, máy móc;
không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách nhiệm vụ
được giao; vi phạm những điều quy định đảng viên không được làm; thấy đúng
không bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, ngăn chặn …
Sự suy thoái về tư tưởng chính trị là vô cùng nguy hiểm, nó tấn công
vào con tim, khối óc và hành động của mỗi cán bộ đảng viên, làm cho nội bộ Đảng
suy yếu, mất dần sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch
lợi dụng đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” chống phá cách mạng nước ta. Nếu mỗi đảng viên thờ ơ với sự nghiệp,
vai trò và uy tín của Đảng thì năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bị suy
giảm và hậu quả sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Do vậy, trên tinh thần nhìn thẳng vào
sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, nói đi đôi với làm,
trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị hiện nay đòi
hỏi các cấp ủy ở mỗi cấp cần nhận dạng các biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị một cách cụ thể, chính xác từ đó có sự phân tích thấu đáo, nhận diện
đúng, kịp thời từng đối tượng trong tổ chức của mình xem ai có biểu hiện suy thoái,
suy thoái về mặt nào, ở mức độ nào và suy thoái như thế nào để có biện pháp
khắc phục và giải quyết triệt để. Mỗi cán bộ, đảng viên cần phải đẩy mạnh
tự phê bình và phê bình một cách trung thực, thẳng thắn, nghiêm túc để xem
xét, đánh giá, tự nhận diện lại chính mình có biểu hiện suy thoái không? Người
có chức vụ lãnh đạo, quản lý càng cao càng phải gương mẫu tự nhận diện trước để
từ đó có kế hoạch khắc phục, vượt qua, rèn dũa bản lĩnh chính trị, lập trường
tư tưởng của mình. Đồng thời, nghiêm túc thực hiện những biện pháp xây dựng và
chỉnh đốn Đảng. Qua đó góp phần tạo nên sự đồng thuận trong toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Thái Bình
Nhận xét