SỬ DỤNG CHIÊU BÀI DÂN CHỦ VỚI MƯU TOAN LÀM SUY YẾU MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN

 Trong thập kỷ gần đây, thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” (DBHB) chống các nước XHCN, các thế lực cơ hội, thù địch thường đưa ra chiêu bài “dân chủ” với luận điệu rất xảo quyệt cho rằng; độc đảng là độc tài, độc đoán, là thủ tiêu dân chủ, thủ tiêu động lực phát triển đất nước.
          Trên cơ sở đó họ đưa ra rất nhiều lý lẽ để bảo vệ chiêu bài của họ. Chẳng hạn: Sau đại hội lần thứ IX của Đảng, họ hung hăng nêu ra thuyết “đảng trị” với ý đồ vô cùng xấu xa; xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa mà các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh biết bao xương máu mới dành lại được. Theo thuyết này thì chúng cho rằng vì Việt Nam theo chế độ “Đảng trị” (một Đảng lãnh đạo) sẽ gây tai họa cho xã hội “một bộ máy đã tạo nên một xã hội không có tự do dân chủ”, “một bộ máy độc đoán, độc tài, độc quyền”, “phản dân chủ”, bởi vì khi xã hội mà có một đảng lãnh đạo “độc đảng” thì sẽ kéo theo nhiều thứ độc. Hoặc trên các mạng Website mang tên “dân chủ”, chúng cũng đã vu cáo trắng trợn: Do sự hiện hữu của độc quyền chuyên chế đảng trị, dân tộc Việt Nam không chỉ khó thực hiện lý tưởng dân chủ mà còn khó tận hưởng các quyền tự do căn bản.
Trên một số tài liệu phát tán do các phần tử nước ngoài gửi về được bọn cơ hội chính trị phán tán rêu rao; sự lãnh đạo một đảng ở Việt Nam mâu thuẫn với triết học mácxit, bởi vì theo Mác; thượng tầng kiến trúc, phản ánh cơ sở hạ tầng. Khi nền kinh tế Việt Nam đã phát triển theo theo nền kinh tế nhiều thành phần, thì đương nhiên thượng tầng kiến trúc phải chuyển sang chế độ đa đảng. Theo họ, chỉ có chế độ đa đảng thì người lãnh đạo mới “chính đáng”, và nền dân chủ tư sản phương Tây mới là nền dân chủ lý tưởng ...
Tuy nhiên, những lời bịa đặt đó hoàn toàn vô căn cứ, đầy sáo rỗng. Phải nói rằng, Việt Nam là nước có một đảng lãnh đạo, nhưng không hề độc tài. Phải nhớ rằng, bất kì một kiểu nhà nước nào cũng phải duy trì quyền lực nhà nước. Bản chất của vấn đề là thực hiện quyền thuộc về thiểu số hay đa số, quyền lực đó bảo vệ lợi ích đa số nhân dân hay thiểu số người trong xã hội? Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động, trấn ấp thiểu số phần tử phản động nhằm duy trì quyền lực nhân dân, vì lợi ích nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng để tiếp tục phát triển kinh tế, duy trì ổn định xã hội chứ không hề dùng pháp luật hay quyền lực để đàn áp dân chủ.
 Dưới sự lãnh đạo của một đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam thì vấn đề “dân chủ” thực sự được phát huy mạnh mẽ. Thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng với dân. Cụ thể: Trong những năm đổi mới, các dự thảo nghị quyết của Đảng về các vấn đề quan trọng đều được đưa ra lấy ý kiến của mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội, được đăng tải trên các báo chí để lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trên mọi miền của Tổ quốc. Mọi công dân đều có quyền tự chủ của mình trong sản xuất kinh doanh theo pháp luật, có quyền lao động và hưởng thành quả lao động theo năng lực của mình. Trong lĩnh vực chính trị, dân chủ thể hiện rõ nét qua các quy định được nêu lên trong các bản hiến pháp: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Quyền lực nhà nước thuộc về toàn dân chứ không hề nằm trong tay một tổ chức, một nhóm hay một cá nhân nào. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình qua 2 hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Nhân dân có quyền tố cáo, khiếu nại những người có hành vi vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Tuy nhiên, nhà nước cũng nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để xúi giục, kích động và lôi kéo nhân dân làm việc trái pháp luật. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do cư trú, có quyền học tập, khám chữa bệnh và đặc biệt là quyền được thể hiện chính kiến của bản thân về việc xây dựng nhà nước và xã hội Việt Nam.
Nói tóm lại, trải qua hơn 30 năm đổi mới với bao thăng trầm, quanh co của lịch sử, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn được phát huy rộng rãi. Các hình thức dân chủ cả trực tiếp và gián tiếp từng bước được mở rộng. Cùng với đó là các quy chế dân chủ ở cơ sở được ban hành, quyền dân chủ của nhân dân từng bước được thể chế hóa trong các chính sách, pháp luật, các văn bản dưới luật. Việc cải cách thể chế thủ tục hành chính và tổ chức bộ máy nhà nước đang được thực hiện mạnh mẽ. Hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được đổi mới theo hướng ngày càng phản ánh được tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng bám sát thực tiễn đời sống, phản ánh kịp thời các vấn đề bức xức của đời sống xã hội.... Những thành tựu phát huy dân chủ đó đã chứng tỏ một điều rằng; Đảng ta thường xuyên coi trọng việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân hơn bất kỳ quốc gia đất nước nào trên thế giới. Không như những lời bịa đặt bóp méo của các lực lượng phản động, hòng mưu toan chia rẽ mối quan mật thiết giữa Đảng với dân. 

                                                                                                      Kim Nguyễn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC