XUYÊN TẠC LỊCH SỬ, CHIÊU TRÒ KHÔNG MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG
Vừa qua, báo Tuổi Trẻ online cho
đăng tải bản tin với nội dung hơn 80% thí sinh TP.HCM dưới trung bình môn sử
trong cuộc thi Trung học phổ thông quốc gia. Lấy lý do này các trang mạng phản
động đã hùa vào, lập luận một cách vô căn cứ rằng học sinh hiện nay đã chán học
môn Sử, nghiêm trọng hơn các đối tượng này còn xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt
Nam, cho rằng “môn lịch sử đã trở thành cuốn giáo trình tuyên truyền thô thiển
về sự vĩ đại, về sự quang vinh, môn lịch sử là môn học bị chính trị hóa sâu sắc
nhất, trầm trọng nhất trong các môn học xã hội”. Từ đó các thành phần phản động kêu gọi “Viết
lại lịch sử Việt Nam”. Đây là một sự xuyên
tạc trắng trợn và rất nguy hại, đặc biệt đối với thế hệ trẻ hiện nay, khi đang
có những nhận thức chưa đúng về việc học sử và môn lịch sử.
Lịch
sử, theo cách hiểu thông thường, đó là những sự kiện đã xảy ra trong đời sống
xã hội và trong thế giới tự nhiên, được con người ghi chép bằng giấy bút (văn
bản) nhằm để lại cho hậu thế. Với cách hiểu như vậy, có thể thấy lịch sử là
một phạm trù rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, như lịch sử dân tộc và nhà nước,
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa,
phong tục, tập quán, lịch sử các tổ chức đảng phái, đoàn thể,… Nói một cách cụ
thể, mỗi con người, mỗi gia đình hay mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong đời
sống xã hội và trong thế giới tự nhiên đều có lịch sử của riêng nó.
Lịch
sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại; không có quá
khứ thì cũng không có tương lai. Không biết gì về lịch sử, không học lịch sử,
người ta sẽ không hình thành được thái độ trân trọng, tình cảm biết ơn và
những việc làm tri ân đối với các bậc “khai quốc công thần”, các vĩ nhân, danh
nhân, các anh hùng, liệt sĩ. Không biết gì về lịch sử, người ta cũng không thể
hiểu được, giải thích được bản chất của các hiện tượng, sự việc đang tồn tại,
đang vận động và biến đổi không ngừng. Đối với các chính trị gia, các nhà hoạch
định chính sách hay làm công tác quản lý xã hội, nếu không hiểu biết gì về lịch
sử nói chung, về lịch sử ngành nghề, lĩnh vực mình đảm trách nói riêng, chắc
chắn họ sẽ rơi vào tình trạng quan liêu, tùy tiện, giáo điều, kinh nghiệm chủ
nghĩa. Người ta sẽ trở thành người vô tâm, vô cảm và “mất gốc” khi không biết
mình là ai, không biết lai lịch, nguồn gốc gia đình, quê hương, bản quán của
mình như thế nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh
từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu
nói đó của Người cho thấy, việc học và dạy lịch sử không chỉ để cho mọi người
dân Việt Nam nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh
thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc.
Thông qua lịch sử mà truyền cảm, thôi thúc các
thế hệ hậu sinh phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng
của các thế hệ cha ông, như người xưa nói: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Học
sinh học lịch sử không chỉ tự mình đọc sử ký và những tài liệu lịch sử do các
nhà sử học thời xưa ghi chép, mà còn phải đến trường để nghe các thầy, cô giáo
dạy sử chỉ dẫn, phân tích, giảng giải những cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa sâu
sắc của những sự kiện, nhân vật lịch sử và cũng còn là để “ôn cố tri tân”, biết
cũ, hiểu mới. Có học lịch sử, mới thấy dân tộc ta, đất nước ta có một bề dày
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt, với biết bao
sự kiện, sự việc. Một nhà thơ Xô-viết từng viết: Nếu anh bắn vào quá khứ
bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. Câu nói đó hoàn toàn
ứng nghiệm với kết cục nhân - quả của những kẻ xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt,
bôi nhọ và phỉ báng lịch sử. Đến một thời kỳ nào đó, xã hội loài người sẽ
không còn giai cấp và sự phân cách giàu nghèo, sang hèn, nhưng nguồn gốc gia
đình, dân tộc, ranh giới quốc gia sẽ vẫn còn tồn tại. Do vậy, việc học lịch sử,
hiểu biết lịch sử đối với mỗi người nói chung, mỗi học sinh nói riêng vẫn có ý
nghĩa rất quan trọng, kết quả kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vừa qua không
phản ánh rằng người học đã chán học môn Sử, lại càng không thể kết luận giáo
trình lịch sử hiện nay có vấn đề như luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế
lực thù địch đã rêu rao.
THANH HIỆP
Nhận xét