NGĂN CHẶN NHỮNG THÔNG TIN SAI TRÁI TRÊN INTERNET - TRÁCH NHIỆM KHÔNG
Hiện nay trên mạng Internet tràn lan các
bài viết, hình ảnh cắt xén với mưu đồ “mượn gió bẻ măng”, “vơ đũa cả nắm”, cố
tình gây hoang mang cho một bộ phận người đọc. Bên cạnh đó cũng có không ít những
bài được đầu tư chuẩn bị công phu nhằm tấn công trực diện vào mặt trận tư tưởng
lý luận. Các thông tin này hết sức nguy hiểm, có thể lung lạc niềm tin của số
đông công chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước,
Chính phủ, làm cho người đọc hoài nghi con đường phát triển của đất nước và mục
tiêu cách mạng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chúng thường
nhằm vào những phần tử được coi là trí thức. Đến lượt mình, số trí thức này,
tùy theo trình độ mà chế tác ra các loại thông tin phản truyên truyền khác,
phát tán ra toàn xã hội.
Để
ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các loại thông tin này, một mặt, chúng ta vẫn phải
kiên quyết vạch trần âm mưu chế tác, truyền bá loại thông tin phản tuyên truyền,
xuyên tạc; mặt khác cần thiết phải tìm ra nguồn gốc phát sinh, nhận diện loại
thông tin đó để cảnh báo cho đông đảo công chúng. Những thông tin xấu, suy diễn,
tự do tán phát trên mạng Internet có thể gây hoang mang cho một bộ phận công
chúng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự đồng thuận tư tưởng trong xã hội và gây
khó khăn lớn cho chính công tác tư tưởng. Báo chí và các cơ quan chức năng làm
công tác thông tin, tuyên truyền cần bằng nhiều kênh, nhiều hình thức, trong đó
phát huy ưu thế của tuyên truyền miệng, để phổ biến kịp thời cho người dân những
thông tin chính thức, có tính định hướng, giúp người dân suy nghĩ và hành động
đúng, vì lợi ích của đất nước và xã hội. Chính phủ đã quy định cơ chế phát ngôn
đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Cần sử dụng triệt để
kênh thông tin của người phát ngôn các bộ, ngành, các tổ chức đoàn thể trong
công tác thông tin và định hướng thông tin. Việc đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch của những phần tử cơ hội chính trị, những kẻ bất mãn với chế
độ, những người có nhận thức mơ hồ về con đường tất yếu của cách mạng nước ta và
những người trẻ tuổi thiếu độ chín trong nhận thức chính trị nhưng thừa sự bồng
bột trong hành động... cần được chuẩn bị công phu, với những bài viết mang tính
thuyết phục, phân tích, lập luận chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn lý luận và thực
tiễn. Cách diễn đạt cũng cần được đổi mới phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận
thông tin, giúp họ dễ dàng nhận biết bản chất của vấn đề, phân biệt đúng sai,
phải trái một cách tâm phục, khẩu phục. Cần thấy rằng, quy trình chế tác ra các
loại thông tin phản tuyên truyền, xuyên tạc được các thế lực thù địch, cơ hội
chính trị thực hiện một cách tinh vi, xảo quyệt, mang tính chất mị dân, dẫn dụ
đối tượng tới mục tiêu mà chúng luôn muốn nhắm tới là đòi thay đổi thể chế
(theo hướng đa nguyên, đa đảng); thay đổi đường lối chính trị, kinh tế, văn
hóa... Chính sự chuẩn bị công phu và bài bản như vậy, loại thông tin này đã từng
khiến không ít những trí thức trong và ngoài nước; những người tự coi mình là
“sĩ phu”, ngộ nhận về lòng yêu nước mà tiếp tay cho kẻ xấu hủy hoại tương lai của
đất nước, của dân tộc và của chính bản thân và gia đình mình, phá hoại sự đồng
tâm nhất trí, trên dưới một lòng vì sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ
quốc.
Việc
nhận diện loại thông tin phản tuyên truyền, xuyên tạc trên các lĩnh vực, một mặt
giúp người dân nâng cao nhận thức khi tiếp nhận thông tin để họ tự mình không mắc
phải những cạm bẫy trên xa lộ thông tin. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả vẫn là
cung cấp cho họ những thông tin đúng đắn, chính xác, khách quan và trang bị cho
họ vốn kiến thức lý luận cơ bản, được cập nhật liên tục, phù hợp với tình hình
thực tiễn và xu hướng phát triển của thời đại. Đó là những biện pháp tích cực
làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực
chính trị, văn hóa, tư tưởng.
Nhận xét