LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ TƯ TƯỞNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi là tài sản tinh thần to lớn
của Đảng và dân tộc ta. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Nhưng
gần đây, trong nước và ở nước ngoài, trên một số trang thông tin qua mạng
Internet một số người nêu danh “nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh”, đã truyền bá
luận điểm Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc. Họ giải thích tư tưởng
Hồ Chí Minh chỉ là tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, không có tư tưởng đấu
tranh giai cấp, không có tư tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, họ rút
ra kết luận:
Tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác
- Lênin vì tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc, còn chủ nghĩa Mác - Lênin
là lý luận đấu tranh giai cấp.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam vì tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc, còn đường
lối của Đảng là theo tư tưởng đấu tranh giai cấp “tả khuynh” của Quốc tế Cộng sản
và của lãnh tụ các Đảng cộng sản lớn.
Thông qua lịch trình hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh cùng những điều chỉnh Người nói về tư tưởng của mình,
chúng ta hãy xem luận điểm trên có phải là “tìm tòi sự thật” hay là sự xuyên tạc
lịch sử?
Sự chuyển biến tư tưởng từ chủ
nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước theo lập trường giai cấp vô
sản là một quá trình hợp quy luật. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng coi việc chủ
nghĩa yêu nước truyền thống Hồ Chí Minh bắt gặp chữ nghĩa Mác - Lênin là cuộc
“hẹn gặp lịch sử”, hoàn toàn không phải như có người cố tình xuyên tạc rằng đó
là một sự lai ghép cưỡng bức, vội vàng giữa cái cây truyền thống với cái mầm
ngoại nhập”, tạo thành một “ảo ảnh”, mang “tính chất huyễn diệu”
Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ
Chí Minh không thụ động, mà dùng lập trường, quan điểm, phương pháp Mác -
Lênin, vận dụng và phát triển những nguyên lý, quy luật chung của cách mạng thế
giới vào đặc điểm tình hình các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Những luận
điểm về chủ nghĩa đế quốc như một con đỉa có hai vòi, tính chủ động và khả năng
thành công trước của cách mạng thuộc địa, nội dung chủ yếu của cách mạng thuộc
địa, quy luật thành lập Đảng ở các nước thuộc địa, v.v...là những cống hiến lý
luận to lớn của Hồ Chí Minh đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
trên thế giới.
Ngay từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã
khẳng định đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông, “Chủ nghĩa dân tộc là động
lực lớn của đất nước”. Phải chỉ rõ rằng Hồ Chí Minh đánh giá cao động lực của
chủ nghĩa dân tộc, nhưng chủ nghĩa dân tộc theo quan niệm của Hồ Chí Minh không
phải là chủ nghĩa dân tộc theo lập trường phong kiến hay tư sản, mà đây là chủ
nghĩa dân tộc theo lập trường vô sản.
Đầu năm l930, Hồ Chí Minh triệu tập
và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Người trình bày dự thảo Chánh cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt, được Hội nghị của Đảng thông qua, trở thành
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Tuy còn “vắn tắt” nhưng cương lĩnh đã nêu lên những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy
mới là “vắn tắt”, nhưng đã bao quát được những vấn đề có ý nghĩa định hướng về
chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Nội dung Cương lĩnh vừa thấm nhuần
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu
của cách mạng Việt Nam.
Ngay
từ khi mới ra đời, Đảng ta đã lấy chủ nghĩa - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng. Song có thời gian do hạn chế về nhận thức, nên một số đồng
chí không quán triệt đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng của Hội nghị thành
lập Đảng. Từ năm 1936, nhất là từ Hội nghị Trung ương sáu tháng 11 - 1939 đến Hội
nghị Trung ương tám tháng 5 - 1941, đường lối cách mạng của Đảng ta đã trở lại
quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và từ đó đường lối của Đảng ta luôn luôn thấm
nhuần tư tưởng của Người.
Những sử liệu trên,
dù mới chỉ được dẫn ra chưa đầy đủ và còn sơ lược, cũng đã chứng tỏ những luận
điệu như: tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc, không có nội dung đấu
tranh giai cấp; tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh đối lập với
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam... chỉ là một sự bóp méo sự thật, xuyên tạc
lịch sử của những kẻ có mưu đồ chính trị đen tối. Nhằm làm phi chính trị hóa dẫn
đến tự diễn biến, tự chuyển hóa. Đây là một trong những biểu hiện âm mưu, thủ
đoạn của chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, hòng chống phá
cách mạng nước ta trong giai đoạn hiện nayDINHBINH
Nhận xét