HÃY KÍNH CHÚA, YÊU NƯỚC BẰNG TÌNH YÊU VÀ TRÁCH NHIỆM
Những ngày gần đây, khi người dân trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh chấp hành rất tốt chủ trương của Chính phủ về phòng chống đại dịch
COVID-19. Nhiều nơi người dân chung sức đồng lòng cùng với chính quyền địa
phương đóng góp sức người, sức của cùng với các lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Tuy nhiên, tại một số giáo xứ thuộc Giáo phận Hà Tĩnh như Cửa Sót, Lộc Hà, Kẻ
Đọng, Hương Sơn, Đông Sơn, Thị xã Kỳ Anh…một số linh mục đã rung chuông nhà
thờ, kêu gọi bà con giáo dân đến làm lễ. Hành động đi ngược lại chỉ đạo
của Chính phủ, coi thường dịch bệnh của một số linh mục đã gây bức xúc đối với
người dân địa phương.
Trong
quá trình tham gia cầu nguyện họ còn trương lên những khẩu hiệu, như:
"phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo", "bách hại tôn giáo là tội
ác", "yêu cầu tôn trọng quyền tự do sinh hoạt tôn giáo"...Đây
hoàn toàn là luận điệu lệch lạc, thậm chí xuyên tạc trắng trợn vấn đề tôn giáo,
nhân quyền ở Việt Nam. Ở Việt Nam có tự do tôn giáo không? Như đã nhiều lần
khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều
này được thể hiện rõ trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được
đảm bảo, tôn trọng trên thực tế.
Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức thuộc
16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 55.000 chức sắc,
145.000 chức việc, 29.000 cơ sở thờ tự. 95% dân số Việt Nam có đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 26 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước (số
liệu Ban Tuyên giáo Chính Phủ tháng 9 năm 2019). Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội
tín ngưỡng, tôn giáo hằng năm, thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và
quần chúng nhân dân. Đặc biệt, nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ
chức thành công ở Việt Nam, trong đó có các sự kiện Kỷ niệm 500 năm cải chánh
đạo Tin lành (năm 2017), Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak (năm 2019), Tổng
hội dòng Đa Minh thế giới (năm 2019)… Những nỗ lực này của Việt Nam được cộng
đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, minh chứng bằng thực tế sinh hoạt tôn giáo với
những số liệu cụ thể như trên một lần nữa khẳng định: Việt Nam tôn trọng và bảo
đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín
ngưỡng tại Việt Nam.
Đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên
khắp thế giới, với trên 23 triệu ca nhiễm, hơn 800 ngàn người tử vong. Tại Việt
Nam, hiện có trên 1000 ca nhiễm với 27 người tử vong, Chính phủ đang quyết liệt
chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương trong công tác phòng, chống dịch,
trong đó yêu cầu người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng
chống dịch bệnh, không được tụ tập đông người nơi công cộng.
Trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến
có chiều hướng phức tạp thì tại các giáo xứ này vẫn có hàng ngàn tín đồ tụ tập
tham gia cầu nguyện, bất chấp chỉ đạo của Chính phủ và khuyến cáo của
ngành y tế. Nguyên nhân chính là do ý thức của bà con giáo dân, trách nhiệm
của các vị linh mục những người có chức sắc trong các giáo xứ này. Nếu xuất
phát từ tình yêu thương các tín đồ của mình, như tình yêu Thiên Chúa dành cho
con người, thì chính các vị ấy phải khai thị, giáo huấn cho tín đồ của mình
biết đề cao cảnh giác vì sức khỏe, bình
an của họ.
Đại dịch bệnh COVID-19 đang gây thảm họa trên toàn thế
giới, một số nơi các buổi tổ chức tôn giáo sau đó trở thành ổ dịch bệnh lây lan
cho rất nhiều người. Chính vì vậy, các tổ chức tôn giáo trong cả nước hơn lúc
nào hết chung vai sát cánh với chính quyền các nước để phòng chống đại
dịch. Kính chúa yêu nước, sống tốt đời đẹp đạo trong lòng dân tộc bằng
tình yêu, trách nhiệm, trí tuệ và thượng tôn pháp luật.
DINHBINH
Nhận xét