MỘT SỐ HÀNH VI NÊN TRÁNH KHI SỬ DỤNG MẠNG INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI
Ngày nay, dưới sự phát triển như vũ bão
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với đó là sự phát triển bùng nổ của
công nghệ thông tin. Do vậy việc sử dụng mạng internet và mạng xã hội ngày càng
trở thành nhu cầu không thể thiếu của mọi người dân. Với dân số hiện tại của
Việt Nam là hơn 98 triệu người thì đã có hơn 68 triệu người sử dụng internet
chiếm gần 70,3% dân số.
Có thể khẳng định, hầu hết những người
tham gia mạng xã hội đều có thái độ, tình cảm, trách nhiệm bản thân trước cộng đồng
xã hội và những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…của đất nước. Không những
thế, một bộ phận không nhỏ những người tham gia mạng xã hội rất có trách nhiệm
trong phản biện, phát hiện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phê
phán các hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm chuẩn mực đạo đức lối sống, thuần
phong mỹ tục; thói hư tật xấu trong xã hội…Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một
bộ phận thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, nhà
nước, nhiều người sử dụng mạng xã hội thiếu trách nhiệm với đất nước, với cộng
đồng; cố tình xâm hại lợi ích, xúc phạm danh dự của người khác; vi phạm pháp
luật, đạo đức, thuần phong mỹ tục …Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là người dùng mạng xã hội chưa hiểu hết các
quy phạm pháp luật về không gian mạng, các quy định khi sử dụng internet và
mạng xã hội, chưa nhận rõ đâu là giới hạn của các hành vi vi phạm. Do đó, mỗi người
sử dụng mạng internet, mạng xã hội phải thực sự là người có ý thức trách nhiệm,
không vi phạm pháp luật và các điều không nên làm. Để thực hiện được nội dung
này, mỗi người khi tham gia mạng xã hội cần tránh vi phạm một số hành vi cơ bản
sau:
Thứ nhất, những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Đây là những hành vi có liên quan đến việc
đăng tải, phát tán thông tin về chống phá Đảng, Nhà nước, thông tin xúc phạm
đến lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… Trong
trường hợp này, người dùng mạng xã hội do chưa hiểu rõ nội dung thông tin,
thiếu sự hiểu biết về giới hạn vị phạm pháp luật về an ninh quốc gia nên chia
sẻ, tán phát các thông tin xấu độc, thông
tin phản ánh các sự kiện, sự việc, nhân vật có thật nhưng thổi phồng, bóp méo…
nếu người xem không phân định kỹ đúng
sai thì vô tình đã tiếp tay cho kẻ xấu tán phát thông tin vi phạm pháp luật.
Thứ hai, những hành vi vi phạm quyền nhân
thân, uy tín của cá nhân và tổ chức. Trong trường hợp này, người dùng mạng xã
hội đăng thông tin, hình ảnh của cá nhân, thông tin của tổ chức, doanh nghiệp…
mà không có sự đồng ý của họ cũng là vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức
độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, những hành vi vi phạm pháp luật liên
quan đến sở hữu trí tuệ, sở hữu tài sản, đánh bạc... Sở hữu trí tuệ là những
sản phẩm sáng tạo của con người, như tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy
tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, thương hiệu... Sở hữu trí tuệ
được pháp luật bảo hộ nên người sử dụng không gian mạng dù vô ý hay cố ý vi
phạm cũng là vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, nếu người dùng không gian mạng tùy
tiện chia sẻ thông tin về tài khoản ngân hàng, về tài sản cá nhân của người
khác, các trang web có chứa nội dung quảng cáo cờ bạc hoặc tổ chức đánh bạc
trực tuyến trái pháp luật… dù với dụng ý nào cũng có thể vi phạm pháp luật.
Thứ tư, những hành vi vi phạm đến việc bảo
đảm an toàn thông tin trên không gian mạng. Trên không gian mạng hiện nay có
khá nhiều rủi ro, như bị tấn công mạng bởi các phần mềm gián điệp, virus, tội
phạm an ninh mạng… gây nhiễu loạn hệ thống thông tin hoặc phá hoại hệ thống
thông tin, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử… Bản thân người dùng nếu
thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết có thể vô tình tiếp tay cho các hành
vi kể trên. Chẳng hạn, khi đăng nhập vào các trang web, nhận được email, thường
xuất hiện các đường dẫn (link) dưới dạng trúng thưởng, quảng cáo, các hình ảnh
khiêu dâm…thường ẩn chứa các phần mệm virus. Người dùng vô tình truy cập vào
các đường dẫn này có thể vô tình làm lây lan virus không chỉ máy tính của cá
nhân mà còn các máy tính khác trong cơ quan, đơn vị nếu có kết nối nội bộ.
Thứ năm, các hành vi tuyên truyền, quảng cáo,
giới thiệu các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trái vơi quy định của pháp luật,
trái với thuần phong, mỹ tục, lối sống văn minh, tiến bộ… Với những trường hợp,
thường là các loại hàng hóa, vũ khí thể thao, săn bắn, các video, tài liệu
hướng dẫn chế tạo các loại vũ khí bị nghiêm cấm… nếu người nào vô ý giới thiệu
trang này cho nhiều người khác tức là tiếp tay cho hành vi sai trái. Hoặc có
những hoạt động không rõ tính vi phạm pháp luật nhưng lại thể hiện rõ không văn
minh, không tiến bộ như quảng cáo và buôn bán lưới bắt chim, thuốc đánh bắt cá
mang tính tận diệt, thuốc kích dục, các trang web về hình thức là hẹn hò nhưng
thực chất là hoạt động mại dâm… Điều cần lưu ý là trong nhiều trường hợp, chỉ
cần người dùng xem, tương tác (like, bình luận…) thì trang đó cũng đã xuất hiện
trên danh sách cập nhật thông tin của bạn bè rồi.
Toám lại, khi sử dụng mạng internet và
mạng xã hội đòi hỏi người dùng phải có những kiến thức nhất định về pháp luật
nói chung và pháp luật về không gian mạng nói riêng. Khi truy cập, chi sẻ,
đăng tải bất cứ thông tin gì cần phải có sự cân nhắc, xác minh thông tin đúng
sai, thực hư rõ ràng để tránh các hành vi vi phạm pháp luật về không gian mạng.
Nhận xét