CHỈ CÓ THỂ LÀ TÌNH HỮU ÁI VÔ SẢN


Vừa qua, trên trang mạng “Bạn đọc làm báo” đăng bài “Quốc tang hay quốc nhục” của tác giả Thiện Ý, hiện là Chủ tịch Câu lạc bộ Luật khoa Việt Nam ở Houston (Mỹ). Nội dung bài viết nhằm phê phán việc Đảng, Nhà nước ta tổ chức Quốc tang đồng chí Fidel Castro, nguyên Chủ tịch Cộng hoà dân chủ Cu Ba vào ngày 04 tháng 12 năm 2016.
Ngay đoạn đầu bài viết, tác giả Thiện Ý đã cố tình xuyên tạc sự thật, đổi trắng thay đen, rằng“nhân dân trong nước “bức xúc”; nhiều người cho rằng quyết định này làm nhục quốc thể”. Không biết căn cứ vào đâu, nhìn thấy ở chỗ nào mà từ bên kia bán cầu tác giả dám khẳng định nhân dân ta bức xúc, phải chăng đó là cách nhìn nhận và cho mình quyền tự “phán quyết” theo kiểu áp đặt chủ quan, hay “nhờ” vào “cái ghế” của ông ta những năm trước 1975 - nguyên là luật sư tại Sài Gòn (?). Có lẽ, ông Thiện Ý “mắt đã không còn sáng tỏ”, “tai đã không còn nghe rõ”, nên không thấy hết một thực tế ngập tràn cảm xúc là, nhân dân ta chẳng những không bức xúc, mà ngược lại còn ngưỡng mộ, kính trọng, biết ơn và tiếc thương một con người vĩ đại, một vị lãnh tụ, một biểu tượng cao đẹp không chỉ của nhân dân Cu Ba, mà còn của cả giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trên thế giới. Trong chiều sâu tâm khảm của người dân Việt Nam, Fidel không chỉ là một Chủ tịch tài ba, đức độ của nhân dân Cu Ba, mà Fidel còn mãi mãi là người bạn vĩ đại, người anh hùng cách mạng đã luôn sát cánh cùng dân tộc Việt Nam kiên quyết đấu tranh giành độc lập, tự do của quốc Việt Nam. Những lời nói, hành động của Fidel cùng nhân dân Cu Ba giành cho Việt Nam vẫn mãi là nguồn sức mạnh cổ vũ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Bởi vậy, ngay sau khi được tin Fidel về cõi vĩnh hằng, hàng triệu người dân Việt Nam đã bàng hoàng, tiếc thương và không thể giấu nổi cảm xúc đặc biệt của mình, nhiều người đã bật khóc như chính người thân yêu, ruột thịt của mình ra đi. Vì lẽ đó, toàn thể nhân dân Việt Nam đều đồng lòng, hưởng ứng và thực hiện tốt ngày Quốc tang Fidel theo quyết định của Đảng, Nhà nước ta. Thực tế cho thấy, trong suốt ngày 04 tháng 12 vừa qua, cả nước ta đều dừng mọi hoạt động vui chơi, giải trí công cộng; các cơ quan, ban ngành đều treo cờ rủ, băng tang theo chỉ thị và hướng dẫn của trên; nhiều người dân đã trực tiếp đến Đại Sứ quán Cu Ba ở Hà Nội để viếng Fidel, như ông Đinh Hồng Việt (70 tuổi, nguyên là giáo viên trường Đại học Hà Nội), bà Nguyễn Thị Anh Nhân (80 tuổi, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Khu Đoàn Hai Bà Trưng, Hà Nội) v.v.Ông Việt còn chia sẻ: “Tình bạn giữa Việt Nam và Cuba là chân chính, có một không hai trên thế giới. Mặc dù tôi không học ở Cuba và cũng chưa từng được gặp Fidel nhưng hình ảnh của nhân dân Cuba và Fidel sống mãi trong tâm khảm tôi.Hôm nay, tôi đến vĩnh biệt Fidel và bày tỏ tấm lòng của mình cũng là tấm lòng của những người Việt Nam bình thường đối với vị lãnh tụ của nhân dân Cu Ba. Chúng tôi muốn nói cho cả thế giới biết rằng, nhân dân Việt Nam biết ơn Fidel và những hình ảnh của Fidel sẽ luôn còn mãi trong trái tim của chúng tôi”.
Có thể nói, bằng nhiều cách khác nhau, người dân Việt Nam đều biểu lộ tình cảm sâu sắc, đặc biệt của mình với vị lãnh tụ Fidel. Và như thế, không thể cho rằng việc tổ chức Quốc tang lãnh tụ Fidel ở Việt Nam làm nhân dân “bức xúc”, là “quốc nhục”, và càng không thể chỉ tổ chức “Đảng tang” như lời lẽ của ông Thiện Ý.Do đó, khi viết những dòng như vậy, nghĩa là ông ta chẳng hiểu gì về quan hệ tình cảm anh em đặc biệt của dân tộc Việt Nam và Cu Ba, càng chẳng biết gì về bản chất, truyền thống đạo đức, văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Quả thật đáng tiếc và đáng lên án cho một người mang dòng máu Việt Nam nhưng không có được bản chất, truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc, hoặc cố tình quên đi truyền thống cao đẹp ấy để hấp thụ tư tưởng phi lịch sử, phi dân tộc.
Trong bài viết, ông Thiện Ý còn cố tình phủ nhận những đóng góp to lớn của bản thân Fidel cũng như nhân dân Cu Ba với Việt Nam. Ông ta cho rằng  “Fidel Castro và Đảng Cộng sản Cuba đã không có công trạng gì với dân tộc và đất nước Việt Nam”. Vậy xin hỏi ông, phong trào phát triển liên tục, sôi động và sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân Cu Ba trong suốt thời gian cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta;những hội nghị, hội thảo chuyên đề, mít tinh, biểu tình lên án tội ác của Mỹ, ủng hộ nhân dân Việt Nam được tổ chức liên tục trong nhiều năm từ trung ương đến cơ sở;các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày đăng nhiều tin, bài viết về Việt Nam;mỗi thắng lợi của Việt Nam như bắn rơi máy bay Mỹ ở miền Bắc, tiêu diệt Mỹ-Ngụy trong từng trận đánh của quân dân miền Nam đều được bạn đăng báo, đưa tin trên đài phát thanh, truyền hình và đón mừng như thắng lợi của chính mình. Đặc biệt, Chủ tịch Fidel là nguyên thủ quốc gia nước ngoài đầu tiên và duy nhất đến tận vùng mớigiải phóng tại tỉnh Quảng Trị năm 1973 để trực tiếp gặp gỡ và khích lệ quân dân ta chiến đấu chống Mỹ-Ngụy, giải phóng miền Nam. Và ngay ở chuyến thăm đặc biệt này, Chủ tịch Fidel đã dùng xe của mình chở nữ thanh niên Nguyễn Thị Hương đi cấp cứu, để rồi sau này ông Lê Mạnh Kết (chồng bà Hương) luôn nói rằng “nghĩa cử của Chủ tịch Fidel lúc bấy giờ "quá đẹp", đã giúp mang lại cho vợ tôi cuộc sống thứ hai.” Cũng chính nơi này, Chủ tịch Fidel đã nói câu bất hủ “Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Đảng, Nhà nước và nhân dânViệt Nam không bao giờ quên câu nói tràn đầy tình nghĩa thuỷ chung, mặn nồng ấy cùng những gì Fidel và nhân dân Cu Ba giành cho. Sự ủng hộ, cổ vũ của Fidel và nhân dân Cu Ba, của nhân loại tiến bộ yêu chuộng hoà bình trên thế giới đã tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.Hơn nữa, từ sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975 đến nay, Chính phủ Cu Ba đã xây dựng tặng nhân dân ta năm công trình kinh tế quan trọng: Khách sạn Thắng Lợi ở Hà Nội, nông trường bò sữa Mộc Châu-Sơn La, nông trường nuôi gà thịt và đẻ trứng ở Lương Mỹ-Hòa Bình, con đường nhựa chất lượng cao từ Xuân Mai đi Ba Vì ở Hà Tây (nay là Hà Nội) và vệnh viện lớn nhất miền Trung với 500 giường ở Đồng Hới, Quảng Bình.v.v. Tất cả những sự ủng hộ chí nghĩa, chí tình của Fidel và nhân dân Cu Ba với Việt Nam - theo ông Thiện Ý- đólà gì, phải chăng đó là một tình cảm đặc biệt có một không hai trên thế giới;tuyhai dân tộc cách xa nửa vòng trái đất, không cùng văn hóa ngôn ngữ, không liên hệ nhiều về địa chính trị mà lại có mối quan hệ thủy chung, sâu sắc. Nhân dân Việt Nam yêu mến lãnh tụ Fidel cũng như nhân dân Cuba yêu mến Chủ tịch Hồ Chí Minh.Bao thập kỷ trôi qua, chẳng một ai suy tư vì sao.Có lẽ bởi tình cảm đã thấm sâu vào tiềm thức của hai dân tộc là tình hữu nghị vững bền nhất, tình hữuái vô sảnđã vượt qua biên giới và không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý.Vậy màÔng lại cho rằng Fidel có tội với Nhân dân Việt Nam, nếu cho đó là có tội, chỉ có thể là cái tội không để cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai còn cơ hộiđànáp, ức hiếp dân tộc Việt Nam.
Từ những lời lẽ và lập luận thiếu cơ sở khoa học, phi thực tiễn, ông Thiện Ý đã quy kết rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt lợi ích của mình trên lợi ích của nhân dân và danh dự của Tổ quốc”. Rõ ràng, ở bài viết này, ông tađã dùng một mũi tên để đồng thời bắn vào hai đích, đó là vừa công kích vào quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng Cộng sản, hai dân tộc, vừa hòng chia rẽ quan hệ giữaĐảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta. Nếuông cho rằngĐảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt lợiích của mình trên lợiích của nhân dân, vậy xin hỏiông mới 15 tuổi (từ sau ngày 03 tháng 2 năm 1930) Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnhđạo Nhân dân ta giành độc lập,đưa người dân Việt Nam từđịa vị nô lệ, từ cuộc sống lầm than trở thành người làm chủ đất nước, được sống trong độc lập, tự do, hoà bình; 9 năm tiếp theo, Đảng ta lãnhđạo quân và dân ta đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội; 21 năm tiếp theođánhđuổi đế quốc Mỹ vàđánh tan quân nguỵ để giải phóng hoàn toàn miền nam, cả nướcđi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; tiếpđóĐảng Cộng sản Việt Nam là người khởi xướngvà lãnhđạocông cuộc đổi mới đểđưa đất nước từ một nền kinh tế chậm phát triển, thu nhập thấp trở thành nướcđang phát triển ở mức trung bìnhvà ngày càng có vị thế quan trọng trên trường quốc tế.Trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc, Đảng tađã có hàng nghìn cán bộ, đảng viên củaĐảng anh dũng hy sinh vìnềnđộc lập tự do của Tổ quốc, vìsự bình yên của nhân dân.Hiệnnay, trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực tự đổi mới, tự chỉnh đốn, quyết tâm xây dựng thành mộtĐảng vừa làđạo đức, vừa là văn minh, mộtĐảng không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của dân tộc, của đất nước, củaNhândân. Như thế, không thể cho rằngĐảng Cộng sản Việt Nam đặt lợiích của mình lên trên lợiích của nhân dân.
Tác giả ThiệnÝ càng sai khi cho rằng quan hệ giữaĐảng Cộng sản Việt Nam vàĐảng Cộng sản Cu Ba chỉ là quan hệ “tình cảm cách mạng” trong quá khứ, nên chỉ cần để “Đảng tang”, chỉ cần“điện chia buồn theo nghi thức ngoại giao” làđủ. Càngđọc những dòng viết vô căn cứ, những suy nghĩ quá phiến diện, quááp đặt theo lối chủ quan củaông ThiệnÝ chúng ta càng thấyông chẳng những không hiểu quan hệ tình cảm coi nhau như anh em một nhà giữa dân tộc Việt Nam và dân tộc Cu Ba, mà còn chẳng hiểu gì về bản chất, mục tiêu lý tưởng, tình hữuái vô sản của cácđảng cộng sản nói chung, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cu Ba nói riêng, và cũng chính tình hữuáiđó là cơsở nền tảng để hai dân tộc Việt Nam - Cu Ba ngày càng gắn bó với nhau hơn. Mặt khác, theo lô gich của lịch sử, không thể có hiện tại và tương lai nếu không đi qua quá khứ, và quá khứ tốt luôn là cơ sở tốt cho hiện tại và tương lai tươi đẹp. Do vậy, điểm khởi đầu của quan hệ giữa hai nước, hai dân tộc có thể và cho dù là từ các lãnh tụ, hay từ cácĐảng Cộngsản của hai nước, nhưng quan hệ tình cảm gắn bó mật thiếtđó trong quá khứđã vàvẫn là mạch nguồn cho mối quan hệ vô tư, trong sáng giữa Việt Nam và Cu Ba; mối quan hệ nồng thắm, chân tìnhấyđang tiếp tục được các thế hệ của hai nước không ngừng vun đắp. Đúngnhư lời bà Nhân (ở Hà Nội) nói: “Trên thế giới đã có rất nhiều những thay đổi, nhưng đối với Nhân dân Việt Nam, hình ảnh của Fidel, của Nhân dân CuBa luôn ở trong trái tim!”.
Nay, mặc dù lãnh tụ Fidel Castro đã yên giấc ngàn thu, nhưng tất cả những gìÔng làm vì Nhân dân Cu Ba, vì hoà bình trên thế giới và giúp đỡ, ủng hộ Nhân dân Việt Nam vẫn mãi toả sáng,vẫn mãi là “điểm tựa” cho mốiquan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc ngày thêm vững bền trên nền tảng của tình hữuái vô sản cao đẹp.

                                       Hồ Ly

                             

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC