QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TỰ DO TÔN GIÁO LÀ MỘT CHỦ TRƯƠNG NHẤT QUÁN CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh chống phá bằng chiến lược "Diễn biến hòa bình"; trong đó có việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.
Tháng 8-2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Phúc trình thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế” (BCTDTG).Đánh giá về tình hình tự do tôn giáo ở các quốc gia và đưa ra các khuyến nghị đối với chính phủ. Hình thức đánh giá những quốc gia vi phạm nghiêm trọng là đưa vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (viết tắc là CPC). Các khuyến nghị thường là “răn đe” hoặc “trừng phạt” những quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng ở Việt Nam
“Giới chức chính phủ tiếp tục hạn chế các hoạt động của các nhóm tôn giáo không được đăng ký, đặc biệt là những nhóm chính phủ cho là tham gia vào các hoạt động chính trị, trong khi thành viên của các nhóm đã đăng ký có thể thực hành tín ngưỡng của họ mà ít bị can thiệp hơn”.
“Hiến pháp Việt Nam khẳng định tất cả mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, tuy nhiên các quy định tôn giáo tại nước này lại cho phép có những giới hạn về tự do tôn giáo vì các lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội đã được nêu ra”.
- “Tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị quấy nhiễu, nhiều người bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo”, họ cũng nhấn mạnh đến "sứ mệnh cao cả" là nhằm “giúp Việt Nam cải thiện tự do tôn giáo”
- Theo thống kê, từ 2001 đến nay, năm nào Hạ viện Hoa Kỳ cũng xem xét đến việc "Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo", "Việt Nam vi phạm, đàn áp tôn giáo "... Với mục đích chính trị rõ ràng, họ luôn có cách nhìn sai lệch, không thừa nhận những thành tựu về tôn giáo  ở Việt Nam, thậm chí còn cố tình xuyên tạc, bôi đen tình hình tôn giáo  nước ta.
Thực chất cái gọi là "tình hình tôn giáo ở Việt Nam" là chiêu bài lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mục đích chống phá Nhà nước ta. Họ nhân danh bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, hòng lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ đó, chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam "đàn áp tôn giáo", giam cầm các "tù nhân lương tâm", đòi tôn giáo được tự do hoạt động, không chịu sự quản lý của Nhà nước.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc.Công dân Việt Nam hầu hết đều có tín ngưỡng. Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009, cả nước có 13 tôn giáo với hơn 15 triệu tín đồ, hàng vạn chức sắc. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta” (Nghị quyết Trung ương 7 khóa IX). Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định:
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Hiến pháp nước ta đó nêu rõ: “Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo  được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo  để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Như vậy, bất kỳ tôn giáo nào, nếu đã đăng ký nơi thờ tự, nơi tiến hành nghi lễ tôn giáo và được pháp luật chấp thuận, thì sẽ được pháp luật bảo hộ cho những hoạt động tôn giáo  đó. Ngược lại, nếu các tôn giáo cứ tùy tiện hành lễ ở những nơi không đăng kí và chưa được pháp luật cho phép, thì điều hiển nhiên sẽ bị xử lí theo đúng quy định của pháp luật. 
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được quy định bằng pháp luật, mà còn được bảo đảm trong thực tế. Nhiều khách quốc tế có dịp chứng kiến, tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đều thấy những sự kiện này diễn ra sôi động như lễ hội và có chiều hướng ngày càng gia tăng.Đây là một thực tế không ai có thể phủ nhận.
Tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; luôn thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân cũng được đề cập trong Bộ Luật Dân sự và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, ngày càng hoàn thiện hơn. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam (có hiệu lực thi hành từ 15-11-2004) xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động tôn giáo. Sự tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ ở trong chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, mà còn ở nhận thức và hành động cụ thể của cả hệ thống chính trị, đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người có đạo được tự do sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.
Hơn nữa trong lịch sử cận-hiện đại Việt Nam chưa có chế độ xã hội nào tôn trọng và bảo đảm quyền tự do và quyền bình đẳng về tôn giáo như Nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Về pháp luật và thể chế quản lý xã hội, Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả các tổ chức xã hội đều được quản lý trong khuôn khổ nhất định. Nhà nước quản lý các tổ chức xã hội, trong đó có các tôn giáo, theo pháp luật. Việc quản lý đó nhằm hai mục đích: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, mặt khác không cho những kẻ xấu lợi dụng sinh hoạt của những tổ chức này để phá hoại chế độ xã hội và cuộc sống yên bình của nhân dân.
Cuộc sống đã cho thấy, thiếu quản lý, thiếu giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người dân (kể cả người có đạo và không có đạo), đối xử không công bằng, bất bình đẳng giữa các tôn giáo sẽ dẫn đến những tổn thất, thậm chí là thảm họa cho đất nước. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm kỳ thị đối với bất cứ tôn giáo nào.
Ở Việt Nam đã có nhiều vụ việc do kẻ xấu lợi dụng tôn giáo để phá hoại cuộc sống yên bình của nhân dân. Vào năm 2001 và 2004, đã diễn ra bạo loạn ở Tây Nguyên bởi nhóm “Tin lành Đề Ga”.Tổ chức này không chỉ tuyên truyền mà còn trang bị vũ khí, gây bạo loạn nhằm thiết lập “Nhà nước Đề ga”. Chúng đòi  “đuổi người Kinh” ra khỏi Tây Nguyên… những việc làm đó là phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Việt Nam không muốn trả giá cho cái gọi là “quyền tự do tôn giáo” mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang gây sức ép.
Trước các luận điệu sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo với mục đích thực sự chống phá cách mạng, chống phá Đảng, chống phá Nhà nước ta. Thế nên chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để lực lượn Quân đội, các tầng lớp nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu rõ quan điểm, chính sách tốt đẹp về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; thấy rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân không chỉ được quy định trong Hiến pháp, mà còn được pháp luật bảo vệ và thực thi trên thực tế. Hiểu rõ bản chất mưu đồ của kẻ thù và biết được những ai vi phạm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo hay lợi dụng tôn giáo vì các muc đích khác thì sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm minh
Các tôn giáo ở Việt Nam muốn phát triển đều phải hòa đồng với văn hóa dân tộc và trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đều nhằm thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", trong đó có lợi ích của các tôn giáo. Đồng thời, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do, tín ngưỡng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; làm cho nhân dân có nhận thức đúng và chủ động đấu tranh với các hành động sai trái, vi phạm pháp luật.

 Hồng Quân


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC