CÓ QUAN ĐIỂM CHO RẰNG CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN LÀ “BẮT NGUỒN TỪ PHƯƠNG TÂY NÊN KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM”

Suốt hàng thế kỷ qua, nhất là sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở các nước Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ (những năm cuối thế kỷ XX), chủ nghĩa Mác - Lênin đã bị xuyên tạc, bóp méo một cách giáo điều hay cơ hội đủ loại. Đặc biệt, từ đầu thế kỷ XXI đến nay, các thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo chủ nghĩa Mác - Lênin lại gia tăng về quy mô, đa dạng về hình thức, nguy hiểm về tính chất và ngày càng thâm độc về mức độ. Các thế lực thù địch âm mưu tấn công thẳng vào học thuyết khoa học và cách mạng đó nhằm hạ thấp uy tín kể cả bôi nhọ cuộc đời riêng và sự nghiệp cách mạng của C. Mác, Ph Ăngghen và Lênin, thực hiện dã tâm phủ nhận, xóa bỏ toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin trên toàn thế giới, mưu toan phá vỡ và lật đổ nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng ta. Điên cuồng bài bác và tung hô các luận điệu rằng: “Học thuyết Mác là sản phẩm của giữa thế kỷ XIX, do vậy nếu đem đặt nó trong bối cảnh thế kỷ XXI, nếu không lạc hậu thì cũng chẳng thể là khoa học...; chủ nghĩa Mác - Lênin là ngoại lai, bắt nguồn từ phương Tây nên không còn phù hợp với Việt Nam”,..
Nhưng, sự thật liệu có phải như các thế lực thù địch của chủ nghĩa Mác - Lênin rêu rao như vậy?
Chúng ta biết rằng C. Mác, Ph.Ăngghen, V. I Lênin họ là những nhà khoa học, nhà cách mạng, lý tưởng mà các ông theo đuổi là khát vọng của nhân loại tiến bộ, con người được giải phóng hoàn toàn khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, được ấm no, tự do, hạnh phúc. Phải chăng những điều thiêng liêng như vậy chỉ có phương Tây cần và lý tưởng của các ông chỉ phù hợp với phương Tây - nơi mà CNTB đang chà đạp tinh vi, thâm độc lên số phận mỗi con người, các dân tộc.
          Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã minh chứng:
 Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là khoa học, đúng đắn và phản ánh chính xác lịch sử vận động, phát triển tiến bộ của toàn thể nhân loại, trong đó có dân tộc Việt Nam. Học thuyết chỉ rõ: Lịch sử phát triển của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, và lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội trong đó có thế bỏ qua một số hình thái kinh tế - xã hội bất kỳ tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật vận động khách quan đó. Bỏ qua sự phát triển hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ và hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa là một thực tế không thể phủ nhận.
Chủ nghĩa Mác -  Lênin vì là khoa học và cách mạng triệt để nên nó giải quyết tất cả sự trăn trở, những yêu cầu tiến bộ của nhân loại cần lao, dù ở phương Tây hay phương Đông (có cả Việt Nam). Thực tế cho thấy từ khi chủ nghĩa Mác hình thành, phát triển vào giữa thế kỷ XIX, hệ thống các tư tưởng, quan điểm và những nguyên lý, quy luật cơ bản....đã trở thành nền tảng, tư tưởng kim chỉ nam cho hành động cách mạng, là vũ khí lí luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Đã, đang và mãi mãi dẫn dắt cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam.
C. Mác, nhà khoa học thiên tài và cách mạng triệt để đã vạch trần một cách chính xác bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản là giá trị thặng dư, và chỉ ra bản chất phản động toàn diện ấy vẫn không hề thay đổi. Chính học thuyết về “giá trị thặng dư” là cơ sở giúp chúng ta dây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và có những nhận thức đúng đắn về con đường đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ.
 Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra quy luật khách quan của quá trình ra đời, phát triển của CNXH, chủ nghĩa cộng sản; đồng thời cũng chỉ ra điều kiện chủ quan quyết định của quá trình đó là: Lý luận tiên phong và Đảng tiên phong của giai cấp công nhân. Chính thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện, giáo dục, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng chính trị, kim chỉ nam cho hành động cách mạng, là minh chứng thuyết phục nhất chứng tỏ rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đóng vai trò lý luận dẫn đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
 Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích về chủ nghĩa đế quốc, V. I. Lênin phát hiện ra quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ chủ nghĩa đế quốc và đi đến kết luận: cách mạng vô sản có thể thắng lợi ở một số nước hay thậm chí ở một nước riêng lẻ, nơi chủ nghĩa tư bản chưa phải là phát triển nhất, nhưng là khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền tư bản chủ nghĩa. Hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, Việt Nam chuyển lên tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc (từ năm 1954) và trên quy mô cả nước (từ năm 1975). Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc, cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản, là bằng chứng thực tế đầy thuyết phục chứng tỏ rằng, học thuyết của V. I. Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại đế quốc xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở lý luận khoa học, cơ sở thực tiễn, phản ánh chính xác thực tiễn lịch sử Việt Nam trong thế kỷ XX và hiện nay.
 Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, mang tính bước ngoặt, đặc biệt là những thành tựu của hơn 30 năm đổi mới mà Việt Nam đã đạt được, một phần rất quan trọng là do Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lênin trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với NEP, V. I. Lênin khẳng định, đi lên CNXH không phải là xóa bỏ kinh tế thị trường, mà phải sử dụng kinh tế thị trường; nhưng không phải thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, mà có sự điều tiết của Nhà nước, là nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu. Sự vận dụng sáng tạo đó của Đảng và Nhà nước ta đã đưa đất nước ta phát triển đúng hướng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trên mặt trận đối ngoại, một phần rất quan trọng là do chúng biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nhất là trong thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế: chủ động tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trên thế giới, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc, phát triển bình đẳng, tiến bộ của các quốc gia dân tộc. Xét về bản chất, đường lối đối ngoại trên đây của Việt Nam chính là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của V. I. Lênin về “cùng tồn tại hòa bình” giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, vào bối cảnh trong nước và quốc tế mới hiện nay của Đảng, Nhà nước ta...
Rõ ràng, những minh chứng thực tế, những thành quả mà đất nước Việt Nam đạt được và đang hướng tới, làm sao có thể cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là “xa lạ” là “không phù hợp” với Việt Nam như những lời rêu rao, sáo rỗng của những kẻ tầm thường, bịa đặt lịch sử được.
         Từ đây để thấy rằng chủ nghĩa Mác - Lênin luôn có sức sống mãnh liệt và có giá trị thời đại, bởi đây là chủ nghĩa khoa học và cách mạng nhất. Là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho con người ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Đặc biệt bước sang thế kỷ XXI, sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa với xung lực là kinh tế tri thức đang tiến với tốc độ cao, đã và đang đặt ra trước Đảng, toàn quân và toàn dân ta những trọng trách mới, ngày càng to lớn, phức tạp, khó khăn hơn. Đòi hỏi chúng ta càng phải vững tin vào cơ sở nền tảng kim chỉ nam của chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Xây dựng cho mình thói tự miễn dịch, đề kháng, chống lại những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc, những quan điểm sai trái.
                                                                                                   Kim Nguyễn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC