THỔI PHỒNG MẶT TRÁI CỦA XÃ HỘI – BIỂU HIỆN CẦN CHỐNG CỦA TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA
Từ năm 1986 đến
nay, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế là trung tâm,
đất nước đã gặt hái nhiều thành công trên tất cả các lĩnh vực. Một trong những
thành tựu đó là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ; mô hình
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hoàn thiện; an sinh xã
hội được chú trọng; đời sống nhân dân được cải thiện; quan hệ đối ngoại, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng… Tuy nhiên, một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy
sinh như sự yếu kém trong quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái; tình
trạng tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ đảng viên… đã làm suy giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân. Đây chính là “mảnh
đất” cơ hội để những kẻ vô cảm về chính trị, phiến diện về nhận thức tìm cách
“tô vẽ”, “thổi phồng” rồi từ đó nói xấu, đả kích chế độ, chống phá Đảng,
Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Họ đưa ra các quan điểm, nhận
định một cách tùy tiện, phát ngôn vô nguyên tắc trong những những quan hệ xã
hội, trên các phương tiện truyền thông để gây mất lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước, với hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Đơn cử như
trong sự cố môi trường biển miền Trung, đã có ý kiến cho rằng “phải chăng chúng
ta mất chủ quyền ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam?” (Dantri.com.vn). Họ không
chịu thừa nhận rằng, cho dù xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt trên biển
các tỉnh miền Trung có liên quan đến công ty Fomasa Hà Tĩnh thì việc giải quyết
không thể ngày một, ngày hai, nhất là liên quan đến doanh nghiệp có yếu tố nước
ngoài…Và ngay trong lúc Chính phủ, các cơ quan, ban ngành đang nỗ lực tìm rõ
nguyên nhân và biện pháp khắc phục hậu quả thì những kẻ cơ hội lại giương cao khẩu hiệu “yêu nước” và chống Trung Quốc, cho rằng “chính quyền
thân Trung Quốc” nên mới
không dám xử lý, vì vấn đề lợi ích nhóm… từ đó lôi kéo, dụ dỗ bộ phận nhân dân, công nhân biểu tình chống phá.
Hay
trong vụ việc đang được dư luận quan tâm hiện nay xung quanh khối tài sản khổng
lồ của Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa tại Công ty cổ phần Điện
Quang, nhiều ý kiến “mổ xẻ” cho rằng đó
là “mô hình Đông Âu”, họ bàn sâu về chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Đảng bằng cách nhìn phiến diện.
Có ý kiến cho rằng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chỉ là cách thức để “tư
nhân hóa tài sản nhà nước”, lợi dụng thay đổi chính sách để trục lợi cá nhân…
và cùng với những quyết định bổ nhiệm cán bộ “siêu kỳ lạ” ở
Bộ Công thương, họ lớn tiếng cho rằng đó là “sự sâu mọt có tính hệ thống” trong
nội bộ tổ chức đảng.
Thời gian gần
đây, khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã và đang
triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là Nghị
quyết Trung ương bốn khóa XII, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích
nhóm”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa”... thì các phần tử cơ hội chính trị cho rằng đó chẳng qua chỉ là những cuộc
“đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới cướp (lại) nhóm lợi ích cũ”. Chính những kẻ cơ
hội chính trị đã tìm cách thổi phồng tình trạng tham nhũng, thậm chí tô vẽ thêm
để nhằm kích động nhân dân, hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm kích động tâm
trạng bất mãn, thiếu niềm tin của người dân
trước thực trạng xã hội, hòng chuyển hóa xã hội sang “dân chủ, nhân quyền”, “đa
nguyên, đa đảng”.
Về mặt lý luận, cần nhận thức rằng
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với điểm
xuất phát thấp. Đây là thời kỳ đan xen những
yếu tố tích cực, tiến
bộ, cách mạng với mặt lạc hậu, bảo thủ của cả
xã hội mới và cũ. Trong thời kỳ này, mọi vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
đang trong quá trình phát triển và từng
bước hoàn thiện. Cho
nên, cùng với mặt tích cực, tất yếu vẫn còn nảy sinh những mặt trái, những yếu tố có thể làm cản trở tiến bộ và phát triển của đất nước. Nhưng những yếu tố cản trở, không phù hợp quy luật phát
triển tất yếu sẽ bị đào thải, triệt tiêu. Do đó, mỗi cá nhân cần có phương pháp
tiếp cận, đánh giá đúng đắn với những vấn đề
thực tiễn nảy sinh.
Thổi phồng mặt trái của xã hội dù vô tình hay cố ý thì thực chất vẫn là sự nhận thức phiến diện. Đó là sự nhận thức lệch lạc,
cố tình bỏ quên
mặt giá trị của vấn đề, không
xem xét sự việc trong tính chỉnh thể với sự đan cài những mặt tích cực và mặt hạn chế của mỗi vấn đề. Nếu trong nội
dung thổi phồng đó lại cố
tình đưa thông tin sai lệch, một chiều, có tính chất suy diễn cá nhân để tạo dư luận không tốt và trái với quan điểm, đường lối về một vấn đề nào đó thì chính là biểu hiện của “tự chuyển hóa”, là
“mảnh đất màu mỡ” để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ. Dù chuyện đó là với ai, trên
phương tiện thông tin nào thì mỗi chúng ta đều cần cảnh giác, tỏ rõ lập trường, bản lĩnh, đề cao
trách nhiệm đấu tranh phản bác nhằm chung tay thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nếu không sẽ là “nối giáo cho giặc”, suy thoái mà không biết. Quỳnh Đỗ
Nhận xét