CHỐNG ĐỀ CAO THUYẾT “VŨ KHÍ LUẬN”, COI NHẸ YẾU TỐ CHÍNH TRỊ TINH THẦN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Trong thời
gian gần đây, những diễn biến phức tạp về tình hình an ninh chính trị trong khu vực, ở
biển Đông và trên thế giới đã ít nhiều tác động đến suy nghĩ và tâm tư tình cảm
của một bộ phận nhân dân. Ngoài những phần tử cơ hội chính trị, dân tộc cực
đoan thường xuyên kích động chiến tranh thì tâm lý lo lắng của một số người dân
là sợ xung đột quân sự, sợ chiến tranh và nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ khó thắng
được kẻ thù vì chúng có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí công nghệ cao, phương tiện
chiến tranh hiện đại như bom hạt nhân
siêu chính xác, máy bay quân sự không người lái, robot săn tàu ngầm…. Các
thế lực thù địch đã và đang ráo riết tuyên truyền, khuyếch trương sức mạnh quyết
định thắng lợi của mọi cuộc chiến là vũ khí. Chúng cho rằng, cứ bên nào tham
chiến sở hữu vũ khí công nghệ cao, phương tiện chiến tranh hiện đại là chắc chắn
sẽ giành phần thắng; để rồi quên đi bài học đắt giá mà thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ phải gánh chịu trong chiến tranh Việt Nam.
Thực tế, vũ khí trang bị có vai trò rất quan trọng đối
với kết quả của một cuộc chiến; là phương tiện để vô hiệu hóa đối phương nhanh
và hiệu quả trên chiến trường. Đặc biệt, đối với vũ khí công nghệ cao, nếu được
dùng đúng thời điểm, phát huy hết tính năng, kỹ chiến thuật thì sự hủy diệt, sức
tàn phá và sát thương sẽ rất là khủng khiếp. Vì vậy, những lo lắng trên không
phải là không có cơ sở song cần nhận thức rằng, đây thực ra là chiêu trò lừa bịp,
hù dọa người khác bằng cái gọi là “Vũ Khí Luận” - một “học thuyết rẻ tiền” của
các thế lực thù địch, hòng làm suy giảm lòng tin của quân và dân ta vào vai trò
lãnh đạo của Đảng, mơ hồ về truyền thống lịch sử dân tộc, hoài nghi về những
giá trị tinh thần, nhân văn của dân tộc Việt Nam.
Trên cả phương diện
lý luận và thực tiễn thì việc sở hữu VKCNC chỉ là một phần tạo nên sức mạnh
tổng hợp trong chiến đấu. Sức mạnh tổng hợp ấy phải được kết hợp hài hòa, nhuần
nhuyễn, linh hoạt và sáng tạo của các yếu tố cơ bản đó là: Con người, vũ khí
trang bị, nghệ thuật quân sự... Trong đó, con người là yếu tố quyết định kết
quả trận đánh. V.I.Lênin đã viết: “Trong
mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần
chúng đang đổ máu trên chiến trường” [1].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Tuy
khí giới ta còn kém, kinh nghiệm ta còn ít nhưng lòng kiên quyết, chí hy sinh
của tướng sĩ ta đã lập những chiến công oanh liệt, vẻ vang, có thể nói là kinh
trời động đất”; “Quân đội ta mới tổ chức, mới huấn luyện. Nhưng lòng yêu nước,
đức dũng cảm, chí hy sinh, thì chẳng kém quân đội nào”[2].
Thực tiễn cách
mạng Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng
minh: chính sự quyết tâm, lòng trung
thành, dám đánh, quyết đánh và sẵn sàng đổi lấy mạng sống quý giá của mình để giành
cho bằng được độc lập dân tộc cùng với tố chất thông minh, sáng tạo trong đánh
giặc của quân và dân ta là sức sức mạnh vĩ đại nhất, to lớn nhất và quyết định
nhất mà không có loại vũ khí, súng ống nào có thể chống lại được.
Nhìn lại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân
dân Việt Nam, kẻ thù có ưu thế vượt trội về tiềm lực kinh tế - quân sự, nhưng lại
kém hẳn ta về sức mạnh chính trị, tinh thần và xét một cách tổng thể thì ta mạnh
hơn địch. Nhìn lại chặng đường lịch sử vẻ vang ấy, mỗi người dân Việt Nam không
thể quên được tinh thần của những phong trào cách mạng sôi nổi, rộng khắp với
lý tưởng, lẽ sống “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”, tinh
thần “cả nước ra quân, toàn dân đánh giặc”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” được
phát huy cao độ hơn bao giờ hết. Từ đó, ý chí quyết đánh và quyết thắng được thể
hiện “còn cái lai quần cũng đánh”… Đây chính là biểu trưng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh và là nét độc đáo của chiến tranh
nhân dân Việt Nam, huy động được mọi nguồn lực, sức mạnh chính trị, tinh thần của
quân và dân ta trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cho nên thắng lợi cuối
cùng thuộc về nhân dân ta là hợp với quy luật của chiến tranh “mạnh được yếu
thua”. Cũng chính vì thế mà Mắc-Na-Ma-Ra - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau này nhìn
lại cuộc chiến tranh Việt Nam đã phải ngậm ngùi thừa nhận: Mỹ đã thất bại vì
không hiểu gì về lịch sử, truyền thống và văn hóa Việt Nam, thất bại vì chưa
đánh giá đúng vai trò nhân tố chính trị, tinh thần của nhân dân Việt Nam. Ví
dụ trên chỉ là số ít trong rất nhiều thực tế minh chứng cho sự khác biệt giữa sức
mạnh của con người và vũ khí.
Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng
khoa học công nghệ, chúng ta không được tuyệt đối hóa vũ khí nhưng cũng không
được hạ thấp vai trò của vũ khí, nhất là vũ khí công nghệ cao nhưng rõ ràng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa con người và vũ khí thì yếu tố con người trong bất
cứ hoàn cảnh nào cũng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của một trận đánh, nó được
kết tinh thành sức mạnh của nhân tố chính trị - tinh thần. Song cũng cần nhận
thức rằng, nhân tố chính trị - tinh thần không phải tự nhiên mà có, nó là sản
phẩm của truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, của tinh thần tự hào, tự
tôn dân tộc, hình thành từ nhận thức sâu sắc về tính chất chính nghĩa của cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhân tố đó không chung chung, trừu tượng mà được thể
hiện cụ thể ở: sự giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội; lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân, khát vọng mong muốn
sống trong hòa bình, độc lập, tự do, kiên quyết đấu tranh để giải phóng quê
hương, đất nước, thể hiện rõ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do... Đó
là nội dung cốt lõi trong sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân Việt Nam,
là chất keo dính kết các nhân tố cùng hội tụ để chuyển hóa lực lượng, tạo nên sức
mạnh tổng hợp hơn hẳn đối phương để giành chiến thắng.
Trong tương lai, nếu chúng ta buộc phải tiến hành cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì đó sẽ là cuộc chiến tranh nhân dân chống kẻ thù
xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao. Và trong cuộc chiến đó, kẻ thù vẫn có ưu thế
về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự … nhưng ưu thế tuyệt đối về chính trị -
tinh thần cũng như sức mạnh tổng hợp vẫn thuộc về quân và dân ta. Đó là sức mạnh
của lòng dân, có lẽ phải, chính nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế
giới luôn đồng lòng ủng hộ, với quyết tâm vững bước theo con đường xã hội chủ
nghĩa, vì một nước Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đó chính là cơ sở vững chắc cho nền tảng chiến thắng tất yếu. Điều quan trọng ở
chỗ, chúng ta cần tiếp tục vận dụng, phát huy những bài học kinh nghiệm về xây
dựng sức mạnh chính trị, tinh thần trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
phù hợp với điều kiện mới.
Hiện nay, với chiến lược xây dựng “Thế trận quốc
phòng toàn dân”, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định xây dựng yếu tố chính trị
- tư tưởng là trung tâm. Và như Thiếu tướng - Phó Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Hồng
Quân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng
định: Việt Nam không theo thuyết “vũ khí luận”; vũ khí hiện đại là quan trọng,
nhưng chính con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, làm chủ vũ khí mới là
nhân tố làm nên thắng lợi./.
Yến Chi
Nhận xét