TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN SOI SÁNG CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph. Ănghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giớivào ngày 24 tháng 2 năm 1848 là tác phẩm vĩ đại đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác gồm ba bộ phận hợp thành: Triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học; là văn kiện Cương lĩnh đầu tiên của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế và là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa Tư bản, đi lên chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Cho đến nay, dù gần 170 năm đã trôi qua, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và
Ph.Ăngghen khởi thảo vẫn rực sáng với tư tưởng vĩ đại của nó - tư tưởng về sự
giải phóng toàn bộ xã hội, thủ tiêu mọi áp bức, bất công.Bất kể ai, bất cứ lúc
nào, dù đứng về phía này hay phía khác, ủng hộ hay phản đối Tuyên ngôn cũng đều
phải thừa nhận một sự thật lịch sử không gì có thể chối cãi được. Đó là Tuyên
ngôn đã thức tỉnh, tập hợp giai cấp công nhân và những người lao động làm thuê
khác thành một lực lượng to lớn chống sự áp bức, bóc lột, giành được những
quyền lợi và quyền lực ngày càng quan trọng.
Nếu như giữa thế kỷ XIX, chủ
nghĩa cộng sản còn là một “bóng ma” ám ảnh châu Âu, như các thế lực của châu Âu
cũ từng rêu rao, thì với sự ra đời của Tuyên ngôn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ
rõ rằng, cái “bóng ma” ấy đã thực sự trở thành một thế lực cụ thể, và cái thế
lực ấy cứ ngày một lớn dần lên, trở thành những phong trào cách mạng hừng hực
khí thế, những cuộc cách mạng bùng nổ dữ dội và cả những quyền lực nhà nước được
thiết lập trên hành tinh. Từ đứa con đầu lòng là Công xã Pa-ri năm 1871, đến sự
ra đời của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, rồi đến thắng lợi
của hàng loạt cuộc cách mạng kiểu mới ở cả châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh dẫn
đến sự thành lập các nhà nước xã hội chủ nghĩa.Sau khi chủ nghĩa xã hội đã trở
thành một hệ thống thế giới thì cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội thế
giới - tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa - trải qua một thời kỳ chiến tranh
lạnh dai dẳng, đã không dẫn tới sự thắng lợi lớn hơn nữa, mà trái lại, là sự
thất bại tạm thời và trên diện rộng của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên xô và
Đông Âu, đi liền với nó là thoái trào của phong trào cộng sản và công nhân trên
thế giới.
Điều cần nhận rõ, đây không phải
là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, với tư cách là một nấc thang phát triển cao
hơn chủ nghĩa tư bản mà là sự sụp đổ của những mô hình xã hội chủ nghĩa cụ thể
do những sai lầm và khuyết điểm trong vận dụng máy móc các nguyên lý của chủ
nghĩa xã hội khoa học trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, cộng với sự phá hoại về
nhiều mặt của các thế lực đế quốc chủ nghĩa, tất cả đã dẫn đến sự sụp đổ như
chúng ta đã từng thấy.
Hiện nay, mặc dù sự sụp đổ của
Liên Xô, của các nước XHCN Đông Âu đã để lại cho phong trào cách mạng, tiến bộ
một sự hẫng hụt nhưng không vì thế mà CNXH mất đi sức hút, sức lôi cuốn của
mình. Rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên xô và Đông âu,các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại trên thế giới, như Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba…đang tiến hành cải
cách, đổi mới rất mạnh mẽ, đúng hướng và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa
lịch sử, trở thành nguồn cảm hứng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
từng bước phục hồi. Ở sân sau của Mỹ, hàng loạt nước Mỹ La-tinh đã tuyên bố đi
theo con đường chủ nghĩa xã hội. Còn ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển,
phong trào cộng sản và phong trào công nhân vẫn không ngừng mở ra những cuộc
đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột bất công của giai cấp tư sản.Và ở đó,
chủ nghĩa tư bản hiện đại, sở dĩ tiếp tục tạo được sức sống mới là bởi nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân tiếp nhận sự công kích của chủ nghĩa xã
hội và sửa đổi một phần những khuyết tật và lực cản trong lòng chúng.
Cái nghịch lý trong giai đoạn
hiện nay là, mặc dù cách mạng đang gặp khó khăn, rất nhiều học giả không hề
đứng trong hàng ngũ những người mácxít, đều khách quan nhìn nhận rằng học
thuyết Mác vẫn là đỉnh cao của trí tuệ loài người, và rằng học thuyết đó có sức
sống dồi dào không chỉ trong các thế kỷ XIX, XX đã qua mà cả trong thế kỷ XXI
này nữa. Trong khi có một số người, từng mang danh cách mạng nay dao động trước
tình hình đang biến đổi, đã trở cờ, lớn tiếng công kích chủ nghĩa Mác đã lỗi
thời, công khai “sám hối” và đã “chia tay ý thức hệ”, rốt cuộc rơi vào vũng bùn
của chủ nghĩa cơ hội, lặp lại như vẹt những gì các “hiệp sĩ” tư bản phản động
đã từng nói và đang nói.
Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời
giữa lúc chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở mức cao, giữ quyền thống trị ở châu
Âu và bắt đầu bành trướng thế lực sang châu Phi và châu Á bằng các cuộc chinh
phục. Vào thời điểm này, Tuyên ngôn không chỉ là bản cáo trạng đanh thép dân
chủ chủ nghĩa tư bản mà còn là hồi kèn xung trận cho những cuộc chiến đấu cách
mạng để giải phóng các giai cấp cần lao, các dân tộc bị áp bức và cả loài
người. Nhiều cuộc cách mạng nổ ra và giành thắng lợi mà cao trào là sự hình
thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, như
đã nói ở phần trên. Vì vậy, hoàn toàn đúng khi chúng ta nói Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản là tuyên ngôn của thời đại.Những nguyên lý C.Mác và Ph.Ăng ghen trình
bày trong tác phẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.
Đối với cách
mạng Việt Nam, Tuyên ngôn nói riêng và chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung cùng với
Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn luôn là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam dẫn đường.
Trên cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giải phóng giai cấp và giải
phóng dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vạch ra đường lối chiến lược
giải phóng dân tộc bằng cách mạng vô sản mà Mác và Ăngghen đã chỉ ra trong
Tuyên ngôn; đã vận dụng tư tưởng cách mạng không ngừng của Mác để xây dựng
đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH; đã thấm nhuần tinh
thần biện chứng của Tuyên ngôn để năng động, sáng tạo trong xây dựng thành công
xã hội mới và trong công cuộc đổi mới hơn ba thập kỷ qua. Vì vậy, việc nắm vững tư tưởng cách mạng vô sản triệt để, tinh thần
nhân đạo cộng sản cao cả và phương pháp biện chứng khoa học của Mác - Ăngghen
vĩ đại trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bất hủ, là cơ sở để chúng ta
xác định rõ mục tiêu, con đường và phương pháp của cách mạng Việt Nam cả trong
trước mắt và cả trong lâu dài. Trong bối cảnh các thế lực phản động, thù địch
đang ráo riết chống phá cách mạng Việt Nam bằng âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà
bình”, bạo loạn lật đổ, việc hiện nay việc tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hoá
những vấn đề có tính chất định hướng và phương pháp luận mà Tuyên ngôn đã đặt
ra là hết sức cần thiết cho cách mạng nước ta. Điều đó cũng có nghĩa, Tuyên ngôn
đã, đang và sẽ mãi mãi là kim chỉ nam cho mọi hành động, soi sáng con
đường cách mạng Việt Nam, cả hiện tại và tương lai.
Đinh Bình
Nhận xét