LỜI CẢNH TỈNH CHO GIỚI TRẺ ĐANG LÃNG QUÊN LỊCH SỬ
Cách đây gần 40 năm, khi nước ta vừa mới hân hoan trong không khí
thống nhất được đất nước, chúng ta đi lên từ đống đổ nát của chiến tranh với
biết bao nhiêu khó khăn, gian nan, thử thách từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hóa… thêm vào đó Việt Nam còn phải đối mặt với sự xâm lược của chế độ Pol Pot
Khơme đỏ ở biên giới Tây Nam. Một cuộc chiến bắt buộc đầy mất mát, máu và nước
mắt không chỉ vì chủ quyền quốc gia và bảo vệ sự sống của nhân dân Việt Nam mà
để tránh một thảm họa diệt chủng mà nhân dân Campuchia phải gánh chịu trước tập
đoàn tội ác Pol Pot.
Sự độc ác và tàn
bạo của tập đoàn Pol Pot là thứ khó mà lột tả hết bằng lời nói. Khi tiến hành
chiến tranh xâm lược Việt Nam ở biên giới Tây Nam, chúng đã giết hại dân thường
Việt Nam với những kiểu vô cùng man rợ, ghê tởm và tàn độc. Không thể giải
quyết bằng đối thoại và con đường ngoại giao, Việt Nam buộc phải phản công
chống lại sự xâm lược của tập đoàn Pol Pot, lấy chính nghĩa để chống lại tội ác
của chúng. Nhưng đắng cay hơn, tội ác của chúng không chỉ đối với nhân dân Việt
Nam mà còn đối với chính nhân dân của dân tộc Campuchia. Và tội ác diệt chủng
của Campuchia đã làm bùng lên ngọn lửa hình thành phong trào cách mạng chống
lại chúng. Chính lực lượng cách mạng này mà những người lãnh đạo đầu tiên là
Heng Samrin và Chea Sim và Hun-sen đã sang Việt Nam để yêu cầu sự giúp đỡ để
tránh một cuộc diệt chủng ở đất nước này. Dẫm đạp lên đau thương và đổ nát của
chiến tranh để lại, quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện những cuộc phản
công, kết hợp cùng với lực lượng vũ trang cách mạng của Campuchia để đánh đến
căn cứ của tập đoàn tội ác Pol Pot. Một sự hoang tàn, thê lương sau những năm
tội ác của tập đoàn Pol Pot đã khiến nhân dân Campuchia dường như kiệt sức bởi
đói, kiệt sức. Trong thời điểm khó khăn, trong cơn bĩ cực đó duy chỉ có quân
đội và nhân dân Việt Nam đã cứu giúp nhân dân Campuchia mặc dù thời điểm đấy ở
trong nước, Việt Nam cũng đang vô cùng khó khăn.
Vậy mà trong khi
đó, Liên Hợp Quốc, các nước phương Tây và các nước giàu có khác đều “làm ngơ”,
để cho 1 mình Việt Nam nhỏ bé và đang chồng chất khó khăn giúp đỡ nước bạn. Cố
vấn chính phủ hoàng gia Campuchia Chai Y Hiêng từng nói: “Trên thế giới này có
không biết bao nhiêu kẻ mạnh, kẻ giàu nhưng chỉ có duy nhất anh bạn láng giềng
nghèo Việt Nam tới cứu dân tộc ta mà thôi”.
Thế nhưng các thế lực quốc tế lại xuyên tạc, vu cáo cho Việt Nam
đưa quân xâm lược Campuchia, và thực hiện bao vây, cấm vận nhiều mặt với Việt
Nam. Trong cuộc bỏ phiếu cấm vận tại Liên Hợp Quốc đó, có đến 124 phiếu đồng ý
cấm vận Việt Nam, và chỉ có 17 nước không tán thành với quyết định trên. Một
cuộc bỏ phiếu ngớ ngẩn dành cho 1 đất nước đã hi sinh xương máu để giải cứu dân
tộc để giờ đây đất nước ấy phải chịu sự cấm vận trong suốt 20 năm. Nếu các bạn
có hỏi vì sao Việt Nam trong thời kỳ đó không phát triển thì các bạn hãy cứ
nguyền rủa 124 lá phiếu đồng ý kia, vì chính nó đã làm cho chúng ta dậm chân
tại chỗ trong bao nhiêu năm tháng. Tuy rằng, sau này chính Liên hợp quốc và các
nước phương Tây đã phải thừa nhận tội ác diệt chủng tàn bạo của Pol Pot và lập
tòa án quốc tế để xử tội ác diệt chủng của những kẻ cầm đầu tập đoàn Pol Pot,
thế nhưng những gì mà thế giới đối xử với Việt Nam thì không thấy ai nhắc đến
là sao?
Thực sự, thế giới
này còn đang nợ Việt Nam 1 lời xin lỗi! Nỗi mất mát thương đau của 1 một thế hệ
cha anh chúng ta đã viết nên lịch sử bằng máu của chính mình, họ còn quá trẻ,
chỉ tuổi đôi mươi đã phải thân chinh bách chiến bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ sự an
nguy của người Cam-pu-chia trước họa diệt chủng.
Cứ cho rằng thế
giới thờ ơ với Việt Nam, thế nhưng giới trẻ chúng ta thì sao, chúng ta đang có
sự thờ ơ vô cảm đối với lịch sử, mặc dù nhà nước ta có chính sách đền ơn đáp
nghĩa rất chu đáo đối với các bác cựu chiến binh nhưng dường như chúng ta vẫn
thiếu đó là sự chia sẻ mất mát của thế hệ trẻ đối với cha anh chúng ta, những
người đã hiến dâng trọn tuổi thanh xuân cuộc đời mình cho dân cho nước. Thế hệ
trẻ ta bây giờ quá mù mờ về lịch sử, về những sự hy sinh mất mát mà thế hệ cha
anh phải gánh chịu, con đường chúng ta đi đã thấm máu bao nhiêu người. Hãy dành
lấy những phút giây còn lại của tuổi trẻ để cùng nhau nhìn lại quá khứ vinh
quang, huy hoàng nhưng cũng có không ít mất mát đau thương. Hãy chia sẻ những
gì mình có thể để an ủi phần nào đối với những bác cựu chiến binh, và hãy sống
thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của các bậc tiền nhân đã phải nằm xuống vì
mảnh đất này.
(nguồn: Tiếng Nói Thế hệ trẻ)
Nhận xét