CẦN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN VỀ ĐỐI TÁC, ĐỐI TƯỢNG
Ngày
5/3 chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Carl Vinson Hoa Kỳ được giới truyền
thông trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, lợi dụng chuyến thăm
này, nhiều quan điểm kiến nghị trên các trang mạng xã hội đòi hỏi Đảng, Nhà nước
ta cần phải “xác định rõ ràng và chính xác đối tác, đối tượng”, từ đó “để liên
minh với các nước cho phù hợp với xu thế của thời cuộc”.
Việc
xác định đúng đối tượng, đối tác của Việt Nam là vấn đề quan trọng, là căn cứ
chủ yếu để đề ra chính sách đối nội, đối ngoại cùng với kế sách xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đây cũng là một vấn đề tương đối “nhạy cảm” trong quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta né tránh, để rồi rơi vào trạng thái mơ
hồ, mất cảnh giác, mất tính chiến đấu và khó có thể vạch ra chủ trương, chiến
lược, sách lược đúng đắn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về
đối tác của Việt Nam, Đảng ta khẳng định: “Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền,
thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt
Nam đều là đối tác”. Do đó, Đảng ta đã khẳng định: Việt Nam là bạn, là đối tác
tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế với những đối tác
nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp
tác bình đẳng, cùng có lợi với chúng ta; chứ không phải chỉ dừng lại ở mức độ“chủ
trương” như trước đây. Mặc dù vậy, để bảo đảm tính khách quan, toàn diện thì
khi nhận thức về vấn đề đối tác cần phải đặt nó trong mối quan hệ với vấn đề đối
tượng ngày nay.
Về
đối tượng đấu tranh của Việt Nam, Đảng ta khẳng định:“... bất kỳ thế lực nào có
âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Đây là một sự khẳng định khôn
khéo, mềm dẻo của chúng ta trong quyết tâm bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc
Việt Nam và mục tiêu, con đường cách mạng mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Đối
tượng đấu tranh của Việt Nam được hiểu không chỉ là thế lực có âm mưu, hành động
gây chiến tranh, bạo loạn lật đổ, mà còn là những kẻ xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc của Việt Nam; chống
lại sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng XHCN mà Đảng,
nhân dân ta đã lựa chọn bằng phương thức vũ trang và phi vũ trang, cả từ bên
ngoài và bên trong. Ai là đối tượng không phải tự chúng ta áp đặt mà do chính
âm mưu và hành động của họ quyết định.
Như
vậy, mặc dù Đảng ta không vạch tên, chỉ mặt cụ thể ai là đối tượng, nhưng sự khẳng
định trên cũng đủ để vừa quy tụ ý chí, sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, vừa
đề cao được lợi ích tối thượng của quốc gia, dân tộc. Về tính biện chứng giữa đối
tượng - đối tác, Đảng ta chỉ rõ “...trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần
tranh thủ, hợp tác; trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của
ta cần phải đấu tranh”. Đó là một cách nhìn nhận đánh giá khái quát, khách
quan, toàn diện và đầy đủ về đối tác, đối tượng, chứ không chỉ dừng lại ở mỗi đối
tượng, một số đối tác như trước đây.
Thực
tế đã khẳng định về tính đúng đắn của quan điểm này, nhất là trong bối cảnh
toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tính cạnh tranh song hành cùng tính lệ thuộc
lẫn nhau giữa các quốc gia đang ngày càng gia tăng. Như vậy, đối tượng và đối
tác luôn tồn tại trong một thể thống nhất. Do đó, sẽ có những đối tác rất đáng
tin cậy, rất khó có khả năng chuyển hóa thành đối tượng, nhưng cũng có những đối
tác có thể bị chuyển hóa thành đối tượng trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất
định, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn cảnh giác.
Nhận
thức sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng nói chung và quan điểm của Đảng về đối
tác, đối tượng của Việt Nam nói riêng là cơ sở để củng cố niềm tin vào sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, chống phá
cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, góp phần phòng chống có hiệu quả
“tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” làm thất bại âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà
bình”, bạo loạn lật đổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
NXH
Nhận xét