MƯU TOAN XUYÊN TẠC, GÂY CHIA RẼ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI ĐỀ ÁN TINH GIẢM BỘ MÁY CỦA BỘ CÔNG AN
Ngày 15/3/2018, Bộ Chính
trị đã ban hành Nghị quyết số
22-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả. Theo Nghị quyết, điểm nổi bật trong nội dung về chức
năng, nhiệm vụ của Bộ Công an không thay đổi. Tuy nhiên, Bộ Công an sẽ xây dựng
tổ chức bộ máy tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn đầu mối, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả tăng cường cho cơ sở theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh,
huyện toàn diện, xã bám cơ sở"; không tổ chức cấp trung gian; sắp xếp, thu
gọn các đơn vị sự nghiệp công lập, giáo dục, báo chí, y tế trong Công an nhân
dân.
Bộ Công an sẽ giảm triệt để tầng nấc trung
gian trong lực lượng, mà cao nhất là sẽ không còn cấp
tổng cục. Cụ thể, Bộ Công an sẽ giải thể sáu tổng
cục, hạ cấp hai bộ tư lệnh. Việc bỏ cấp tổng cục và tương đương dẫn tới
yêu cầu phải giải thể hàng chục đơn vị cấp dưới có tính chất tham mưu, phục vụ
chung như các Cục Tham mưu, Hậu cần, Chính trị… Như vậy, từ 126 đơn vị cấp cục
và tương đương sẽ giải thể, sáp nhập còn khoảng 60. Cứ thế, lan tỏa xuống dưới,
rất nhiều đơn vị cấp phòng cũng sẽ phải sắp xếp, tổ chức lại. Tinh gọn, triệt
để về tổ chức ở Bộ Công an cũng dẫn tới yêu cầu phải sắp xếp lại nhiều đơn vị
thuộc công an cấp tỉnh, thậm chí cấp huyện. Đáng chú ý, mô hình Sở cảnh sát phòng
cháy chữa cháy sẽ trở lại cấp phòng thuộc công an cấp tỉnh như xưa.
Như vậy, Bộ Công an là một trong những đơn vị đi đầu
trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, Khóa XII. Việc tinh giảm bộ máy ở Bộ Công
an được người dân quan tâm, ủng hộ và theo dõi sát sao. Sự đổi mới này không chỉ
giúp cho ngành Công an tinh giản bộ máy, công tác tốt hơn, bảo đảm an ninh quốc
gia, hợp tác an ninh quốc tế, chống tội phạm cả bên ngoài và bên trong lực lượng,
đồng thời còn giúp tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, lợi dụng
vấn đề này, các thế lực thù địch không ngừng tuyên truyền xuyên tạc nhằm kích động,
chia rẽ nội bộ của ta với các luận điệu như: “Bị xóa cấp tổng cục, Bộ Công an
thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng”. Chúng cho rằng, trong khi Bộ Công an mất toàn bộ cấp tổng
cục thì Bộ Quốc phòng vẫn được giữ nguyên là “mất cân đối quyền lực”. Hay, năm
2018 là một năm “thay máu” đối với ngành công an. Hoặc là đòi “truy cứu tận gốc trách nhiệm” những người ban hành chủ trương,
tham gia soạn thảo, bỏ phiếu thông qua Luật Công an nhân dân, phê duyệt các Nghị
định, Thông tư, tạo điều kiện cho ngành công an “lớn, mạnh” như thời gian vừa
qua…
Thực tế,
quá trình sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của các cơ quan tổ chức trong hệ thống
chính trị là đòi hỏi khách quan, nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức bộ máy ở các cơ quan khác nhau, với các nhiệm vụ khác
nhau thì không thể đem ra so sánh. Việc tổ chức lại của Bộ Công an có thể đụng
chạm đến quyền lợi của một bộ phận cán bộ trong ngành nhưng được sự đồng thuận
và nhất trí cao, được nhân dân ủng hộ và được tiến hành chặt chẽ dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Đó không phải là cuộc “thay máu” như các luận điệu xuyên tạc của kẻ
thù.
Quán triệt
và nhất quán chủ trương lãnh đạo của Đảng về sắp xếp, tổ chức lại bộ máy Công
an nhân dân, Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Tô Lâm đã khẳng định: “Tổ chức, bộ máy của Công an nhân dân từ khi
thành lập đến nay là quá trình phát triển có tính lịch sử và đều xuất phát từ
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng giai đoạn cách mạng; sau mỗi
lần cải cách, kiện toàn được hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ
chính trị của ngành công an và sự phát triển của đất nước.”. Như vậy, quan
điểm đòi truy cứu tận gốc “trách nhiệm những người ban hành chủ trương, tham
gia soạn thảo, bỏ phiếu thông qua Luật Công an nhân dân” chỉ là chiêu trò kích
động, lừa bịp tạo dư luận xấu của các thế lực thù địch mà thôi.
ĐÀO DŨNG
Nhận xét