KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG HOẠT ĐỘNG MÊ TÍN CỦA HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI
Việt
Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo. Ngay từ khi mới ra đời, Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố và thực hiện chính sách tôn giáo hợp
lòng dân, tiến bộ và hợp thời đại. Chính sách tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện
qua các văn kiện chính trị của Đảng và các văn bản pháp luật do Nhà nước ban
hành, có tác động to lớn đến đời sống tôn giáo của đất nước, phù hợp thực tế và
đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Trong
công cuộc đổi mới đất nước, đa số chức sắc và tín đồ các tôn giáo tích cực thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hành đạo trong khuôn khổ
Hiến pháp, pháp luật. Phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng
những khó khăn về đời sống, trình độ dân trí thấp để thực hiện mưu đồ lợi ích
cá nhân cũng như xuyên tạc những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta để kích động gây rối an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là gần đây, Hội thánh Đức Chúa Trời - với
danh nghĩa một tôn giáo được du nhập từ Hàn Quốc vào Việt Nam hoạt động, đã và
đang tiến hành nhiều hoạt động trái phép, gây hậu quả xấu và bức xúc cho xã hội.
Hiệp hội Truyền giáo Tin Lành Thế giới,
còn gọi là Hội Thánh Đức Chúa Trời
Mẹ, là một phong trào tôn giáo
mới bắt nguồn từ Hàn
Quốc và hiện nay đã có mặt tại 175
quốc gia. Hội Thánh do Kim Joo-cheol và Jang
Gil-ja thành lập năm 1985, tiếp quản
từ Hội Thánh do Ahn Sahng-hong sáng lập năm 1964. Trụ sở chính của Hội đặt tại
Bundang, thành phố Sungnam, tỉnh Kyunggi. Phần lớn các tổ chức Thiên Chúa giáo,
đặc biệt là Tin lành đều cho đây là tà giáo và gọi là “Hội
thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” để phân biệt với các tổ chức có tên gọi tương
tự nhưng thuộc giáo phái Tin lành.
Tại Việt Nam, Hội Thánh của Đức Chúa Trời được truyền vào
từ năm 2001. Theo quan niệm của đạo này, con người không phải do cha mẹ sinh ra
mà hòn đất nặn ra con người. Con người chết về với cát bụi hết. Cát bụi về với
cát bụi. Ai mà chết sớm thì được lên thiêng đàng bằng con tàu Seon, chỉ chở
được 30 người/chuyến. những người tham gia đều xưng hô với nhau "bình
đẳng", không phân biệt trên dưới, tuổi tác, họ hàng. Bố mẹ mình, anh em
ruột mình đều xưng hô với nhau là "anh em - chị em" kèm theo tên
người đó phía sau,… Trong khi hầu hết các tôn giáo khác sinh hoạt tại Việt Nam
đều có nơi thờ tự đến sinh hoạt thì những căn nhà đơn sơ như nhà trọ đều có thể
trở thành nơi sinh hoạt của các tín đồ của Hội Thánh Đức Chúa Trời. Hoạt động
của tôn giáo này cũng có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật như: núp bóng dưới các hình thức tổ chức buôn bán, kinh
doanh, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, nhất là đối tượng phụ nữ,
các em học sinh, sinh viên trong lúc gặp khó khăn, có chuyện không vui,… để
tuyên truyền, thuyết phục, lôi kéo họ tham gia. Khi tham gia Hội, những người
này phải từ bỏ quan hệ gia đình, cha mẹ, vợ chồng, anh, chị em, không thờ phụng
tổ tiên, không lo làm ăn, v.v. Điều này, đã khiến cho nhiều gia đình ly tán,
kinh tế suy kiệt, ảnh hưởng đến học tập, làm xấu đi những phong tục, tập quán
tốt đẹp có từ bao đời nay của người Việt Nam. Hơn nữa, theo quy định của Hội,
các tín đồ phải tự nguyện đóng góp 1/10 thu nhập hằng tháng, không rõ ràng về
mặt kinh tế, có dấu hiệu lợi dụng để trục lợi của một số cá nhân, có biểu hiện
vi phạm pháp luật. Những
hoạt động trên chẳng những không đúng với ý nghĩa của hoạt động tôn giáo, hướng
con người đến những giá trị sống tốt đẹp trong xã hội, mà còn ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đời sống của cá nhân và cộng đồng.
Nhờ
có sự đấu tranh của các lực lượng chức năng, sự vào cuộc của các phương tiện
thông tin đại chúng, hiện tượng trên đang dần được kiểm soát, nhưng vẫn là nguy
cơ không nhỏ trong hoạt động tôn giáo, đồng thời là cơ hội để kẻ thù xuyên tạc
về chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tự do tôn giáo.
Tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng, Nhà
nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân
biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, đối với những cá nhân, tổ
chức cố tình lợi dụng chiêu bài tín ngưỡng, tôn giáo để gây đe dọa đến nền hòa
bình, ổn định của đất nước, pháp luật nhất định sẽ có biện pháp xử lý thích
đáng. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần nêu cao ý thức trách nhiệm hơn trong việc
bảo vệ an ninh chính trị, kịp thời phát hiện và đấu tranh, làm thất bại mọi âm
mưu, thủ đoạn của kẻ thù, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, đưa đất nước thực sự tiến lên giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
HOÀNG ÂN
Nhận xét