CẦN PHẢN BÁC SỰ XUYÊN TẠC, CHIA RẼ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VỚI VẤN ĐỀ GIAI CẤP TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trong những năm gần đây, bọn phản động, chủ nghĩa cơ hội
đã tung ra nhiều luận điệu sai trái phản bác mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với
vấn đề giai cấp được luận chứng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chúng rêu rao cho rằng: Việt Nam
là nước thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng bị chi phối, khi
nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp thì đều dẫn đến sai lầm. Từ đó họ tung ra luận
điệu đề xuất theo hướng nhấn mạnh vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc khỏi vấn
đề giai cấp, đồng thời hạ thấp ý nghĩa quan trọng bức thiết của vấn đề giai cấp,
không lấy quan điểm giai cấp làm quan điểm cơ sở lập trường để xem xét, giải
quyết vấn đề dân tộc. Họ quả quyết rằng như nước ta hiện nay là nên chỉ đề ra
và giải quyết vấn đề dân tộc còn vấn đề giai cấp không nên đặt ra. Mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được họ đồng tình,
nhưng giải thích theo hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo
hướng xã hội chủ nghĩa. Thực chất là họ bác bỏ đường lối giải quyết vấn đề dân
tộc theo lập trường của giai cấp công nhân.
Quan điểm nêu trên đi ngược
với con đường mà Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, và rõ ràng là
không phù hợp với thực tiễn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Thực tiễn đó đã chỉ
ra rằng, trong bất cứ giai đoạn nào, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đều phải
kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc; trong chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam luôn luốn gắn bó hữu cơ với lý tưởng của giai cấp công nhân Việt
Nam. Nền độc lập thật sự của dân tộc; tự do, sự giàu mạnh, văn minh và hạnh
phúc của nhân dân chỉ có thể đạt được một cách bền vững trong sự nghiệp cách mạng
theo mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân.
Bởi lẽ:
- Cách
mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay muốn thành công triệt để nhất định
phải đi theo quỹ đạo và là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản. Cuộc
cách mạng đó phải dựa vào lực lực lượng của nhân dân nòng cốt là liên minh công nông, do
chính Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu
chỉ đưa vào lực lượng của riêng giai cấp công nhân, thậm chí cả giai cấp nông
dân là hoàn toàn không đủ, mà theo Người, chỉ có phát động cả dân tộc tham gia
mới biến sức mạnh dân tộc thành lực lượng vô địch.
- Cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ
dân tộc (mâu thuẫn địa chủ - nông dân, mâu thuẫn tư sản - vô sản) không tách
rời cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực
đế quốc xâm lược. Ở giai đoạn đầu của cách mạng, cần đặt vấn đề dân tộc, độc
lập dân tộc lên trên hết. ''Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc, không đòi
được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng
không đòi lại được''. ''Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi
trước hết phải giải phóng dân tộc''. Ở đây rõ ràng cái giai cấp được biểu hiện
ở cái dân tộc, cái dân tộc được giải quyết theo lập trường giai cấp công nhân,
chứ đâu phải là “hy sinh cái nọ cho cái kia” như có người từng cố chứng minh.
- Cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở chính
quốc như ''hai cánh của một con chim'', phải thực hiện sự liên minh giữa vô sản
ở chính quốc với vô sản và nhân dân các nước thuộc địa thì cách mạng mới thắng
lợi. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc một
chiều vào cách mạng vô sản ở chính quốc, mà có thể và phải chủ động tiến lên
giành thắng lợi, thậm chí có thể giành thắng lợi trước, từ đó góp phần tích cực
hỗ trợ cho cách mạng ở các nước tư bản. Đó là nhận định hết sức đúng đắn, táo
bạo và sáng tạo của Hồ Chí Minh.
- Sau khi giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang,
khỏi chế độ thuộc địa, dân tộc vừa được giải phóng phải quá độ lên CNXH và
trong bước quá độ ấy phải tự mình tìm tòi con đường, phương thức riêng phù hợp
với tình hình và đặc điểm đất nước, tránh giáo điều, dập khuôn những hình thức,
bước đi, biện pháp của nước khác.
Vấn đề này đã được thực tiễn kiểm nghiệm bằng thành công của
đất nước Việt Nam, cả trong chiến tranh ác liệt lẫn trong những khó khăn của
công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, các thế lực thù địch
không thể vin vào một lý do gì, để bịa đặt chống đối những thành quả của cách
mạng Việt Nam cũng như nền tảng tưu tưởng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa
chọn. Trong đó có mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong
tư tưởng Hồ Chí Minh.
KIM OANH
Nhận xét