PHÊ PHÁN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TRUYỀN HÌNH THỂ THAO ĐỂ XUYÊN TẠC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Gần đây trên các trang mạng xã hội,
các blog cá nhân, các lực lượng phản động, thế lực thù địch đang tập trung vào
lợi dụng việc Việt Nam không mua được các gói truyền hình thể thao trong khu vực
và thế giới để chống phá, bôi nhọ hình ảnh, uy tín của Đảng, Nhà nước.
Cụ
thể, thông qua việc Đài truyền hình Việt Nam không mua được gói bản quyền ASIAD
2018 và việc người hâm mộ bóng đá Việt Nam không được xem miễn phí các giải đấu
bóng đá hấp dẫn trên thế giới như Ngoại hạng Anh, Đức, Tây Ban Nha…Các thế lực
thù địch đã đưa ra những luận điệu xuyên tạc như: Nhà nước Việt Nam không quan
tâm chăm lo đời sống tinh thần của người dân; Thất thoát do các sai phạm, tham
nhũng quá nhiều khiến người dân không được xem ASIAD; Chính quyền Việt Nam lo
xây dựng tượng đài rởm nên không mua nổi được bản quyền ASIAD cho người dân (So
sánh về vấn đề một số tượng đài xây dựng với kinh phí lớn nhưng nhanh xuống cấp)…Những
luận điệu đó hết sức nguy hiểm, gian xảo, và đặc biệt nó làm cho một bộ phận
không nhỏ người dân nhầm lẫn, ngộ nhận dẫn đến làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước
và gây nên dư luận không tốt trong xã hội.
Có
thể khẳng định, những tư tưởng trên là hoàn toàn sai trái, không phản ánh đúng
thực chất vấn đề và mục đích chủ yếu của những tư tưởng đó không phải là hướng
đến lợi ích của nhân dân mà chỉ là lợi dụng vào đó để đạt được mục đích riêng
mà thôi. Để hiểu được vấn đề, chúng ta cần nhận thức rõ:
1. Vấn đề bản quyền truyền hình các giải thể thao
lớn, uy tín trên thế giới, nhất là các giải bóng đá là vấn đề kinh tế, là một
hình thức kinh doanh kiếm lợi nhuận chứ không phải là vấn đề chính trị, xã hội
thuần túy. Điều đó có nghĩa là để được xem những giải đấu đó chúng ta phải trả
tiền, thậm chí là rất nhiều tiền tùy vào chất lượng giải đấu. Và khi liên quan
đến tiền thì xem được hay không xem được lại tùy vào điều kiện của từng cá nhân.
Trên thế giới không có quốc gia nào bỏ tiền ra mua bản quyền các giải bóng đá lớn
để phục vụ miễn phí cho người dân. Tất cả đều là hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp, và người dân phải trả tiền để được xem. Việt Nam chúng ta cũng
không phải ngoại lệ (trường hợp đài K+), do đó việc chúng ta phải bỏ tiền ra
xem là chuyện bình thường.
Còn
đối với bản quyền ASIAD 2018 là một ngoại lệ. Nếu như trước đây Đài truyền hình
Việt Nam thường mua được với giá rẻ vì ASIAD cũng như OLIMPIC là những giải đấu
mang tính quảng bá, hướng tới cộng đồng, nhưng năm nay phía đối tác ra giá bản
quyền quá cao, ngoài khả năng của không chỉ VTV mà còn các đài khác như K+,
SCTV, VTVcab, VTC…Do đó, không phải chúng ta không mua bản quyền để phục vụ người
dân mà là chúng ta không thể mua bằng mọi giá.
Bên
cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn nhận thực tế là người dân chủ yếu quan tâm
ASIAD ở một bộ môn là bóng đá (với hiện tượng U23 Việt Nam), còn các bộ môn
khác ít được quan tâm. Trong khi đó đơn vị nắm quyền sở hữu gói bản quyền ASIAD
họ không bán riêng phát sóng bóng đá, họ bán tất cả (trọn gói). Đây cũng là một
lý do để các nhà đài không mua bản quyền với giá cao. Đó còn chưa kể đến sự
thay đổi đơn vị sở hữu bản quyền ngay trước thềm giải đấu khởi tranh ảnh hưởng
đến quá trình đàm phán.
Và
thực tế khi đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Đài truyền hình kỹ thuật số (VTC)
mua được bản quyền ASIAD khi giải đã khởi tranh được mấy ngày cũng không phải
là các nhà đài tự bỏ tiền ra mua, mà thực chất là dưới sự tài trợ của các doanh
nghiệp (Vietnam airline, Viettel và Vingroup).(Tất nhiên chúng ta cũng cần thừa
nhận sự đóng góp của các doanh nghiệp đối với những vấn đề đáp ứng nhu cầu nhân
dân).
2.
Giữa vấn đề bản quyền truyền hình thể thao và các vấn đề xã hội dư luận quan
tâm không có mối quan hệ nhân quả. Có nghĩa là không phải vì tham nhũng, lãng
phí mà dẫn đến người dân không xem được bóng đá, ASIAD…Đó là những vấn đề khác
nhau về tính chất, phạm vi, sự tác động đến người dân. Nếu đưa hai vấn đề đó
vào một mối quan hệ (ở đây là quan hệ chính trị) để so sánh thì hoàn toàn là một
sai lầm. Nhưng các thế lực thù địch đang cố tình so sánh nhằm đánh lừa dư luận.
Do đó, mỗi một cá nhân cần nhận thức đúng để không bị lôi kéo, kích động.
Nhu
cầu về giải trí, thưởng thức tinh thần là nhu cầu chính đáng của mọi người dân,
nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường thì việc giải quyết nhu cầu đó còn tùy
thuộc vào điều kiện của cá nhân và quốc gia, dân tộc. Tùy vào điều kiện cụ thể
mà mỗi người tự tìm cho mình cách thưởng thức và hưởng thụ hiệu quả nhất. Không
nên vì sự xúi giục, kích động của các thế lực phản động mà làm ảnh hưởng đến khối
đại đoàn kết dân tộc, hiểu sai về quan điểm, đường lối chung của Đảng và Nhà nước:
“Đại đoàn kết toàn dân tộc
phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa các thành viên
trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Mọi chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân”.(Trích Văn kiện Đại hội XII của Đảng).
CHÍNH DANH
Nhận xét