CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA VIỆT NAM

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã chính thức bắt đầu sau tuyên bố áp thuế nhập khẩu 25% của chính quyền ông Donald Trump với các mặt hàng từ Trung Quốc, trong đó 90% mặt hàng này là nguyên liệu sản xuất. Quyết định của ông Trump đã thổi thêm một bầu không khí căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Mỹ (nền kinh tế số 1 hành tinh) và Trung Quốc (đông dân nhất thế giới và là thị trường hấp dẫn nhất). Căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục làm nóng dư luận khi Trung Quốc áp thuế nhập khẩu mới nhằm vào hàng loạt mặt hàng Mỹ. Điều đáng lo ngại là phạm vi ảnh hưởng trong cuộc chiến này không chỉ nằm ở 2 quốc gia. Cuộc chiến thương mại hai nước liên tục leo thang đặt ra không ít quan ngại trong chính sách và hoạt động thương mại của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Do vậy, để hạn chế sự ảnh hưởng đó biện pháp của Việt Nam trong thời gian tới cần phải:
Một là, quản lý tốt việc xuất nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc.
 Với cuộc chiến tranh thương mại này, hàng hoá Trung Quốc gặp khó khăn trong tiêu thụ ở Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ tìm kiếm thị trường mới và thị trường Việt Nam là một gợi ý. Khả năng hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam nhiều hơn và hàng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn, vì vậy cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc, tránh việc hàng Trung Quốc sẽ đẩy hàng Việt Nam ra khỏi chính thị trường Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, quản lý tốt việc xuất nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc, đồng thời các doanh nghiệp Việt phải nâng cao năng lực cạnh tranh đảm bảo sự cạnh tranh với hàng hoá Trung Quốc. Thêm vào đó, việc Mỹ áp thuế cao đối với hàng hoá Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường này, không ngoại trừ khả năng hàng Trung Quốc sẽ “đội lốt” hàng Việt  điều đó sẽ rất tai hại đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Việc Mỹ không nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nữa sẽ có thể nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam là cơ hội để chúng ta tăng cường năng lực sản xuất trong các lĩnh vực như nông sản, lắp ráp điện tử… Ngược lại, những mặt hàng của Mỹ không thể xuất sang Trung Quốc do thuế cao sẽ chảy sang nước ta. Tương tự, khi bị Mỹ áp thuế cao, hàng hóa Trung Quốc khó vào thị trường Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó có nước ta. Đây là thời cơ không thể tốt hơn các lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đặc biệt là nông sản Việt. Do đó, Việt Nam cần xây dựng nhiều kịch bản hơn để ứng phó linh hoạt với những thay đổi sau cuộc chiến tranh thương mại này. Vấn đề của Việt Nam là có đủ sức để thay đổi cấu trúc sản xuất để có những ngành công nghiệp mạnh, hàng hoá tốt đáp ứng tiêu chuẩn tiên tiến hay không, hàng hóa Việt Nam có đủ sức cạnh tranh được với các nước khác hay trong trong điều hiện năng suất lao động của ta vẫn còn những hạn chế…
Hai là, chủ động tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả dòng vốn đầu tư đến từ nước ngoài.
 Với việc giao dịch thương mại khó khăn các nhà đầu tư sẽ trở nên thận trọng vì họ đầu tư sẽ quan tâm bán đi đâu, bán với giá nào, do đó dòng vốn đầu tư toàn cầu, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam phát huy mạnh mẽ hơn nội lực của các doanh nghiệp, dựa ít hơn vào các nhà đầu tư nước ngoài để tăng trưởng nhanh và bền vững nền kinh tế. Tranh thủ thời khi cơ thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp Việt cần tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư lớn trên thế giới, xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Bằng chính nội lực của mình hấp thu nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Việc này chỉ có thể thực hiện khi chúng ta có môi trường đầu tư kinh doanh tốt, sự quản lý nền kinh tế hiện đại với chất lượng nguồn nhân lực hợp lý đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tiên tiến trong quá trình hội nhập.  
Ba là, có chính sách bảo hộ hợp lý đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh thương mại này, cần có chính sách bảo hộ hợp lý phù hợp thông lệ, luật pháp quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam. Đảm bảo sự sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong sân chơi thương mại của nền kinh tế thị trường hiện đại.
Tóm lại, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vừa là cơ hội vừa là thách thức cho nền kinh tế Việt Nam. Vấn đề là trong cuộc chiến này chúng ta biết biến những khó khăn thành cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên, đứng vững trong cuộc cách mạng 4.0 bằng chính nội lực của mình. Chúng ta có quyền  hy vọng vào điều đó trong tương lai dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý kinh tế của Nhà nước, một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vững vàng, phát triển mạnh mẽ trước bất kỳ thay đổi nào của thị trường thế giới./.
                                                                              NGA NGUYỄN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC