HỢP TÁC TOÀN DIỆN KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ PHỤ THUỘC VÀ NÔ LỆ
Gần đây lợi dụng sự kiện Bộ Công an
khánh thành phòng Lab do Bộ Công an Trung Quốc viện trợ vào ngày 14 tháng 9 tại
Thành phố Hồ Chí Minh, trên các trang mạng xã hội, các blog cá nhân, các lực lượng
phản động, thế lực thù địch đã tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng Việt Nam đang
ngày càng phụ thuộc sâu vào Trung Quốc về chính trị. Thông qua sự kiện đó các lực
lượng phản động cố tình khêu gợi lại các vấn đề liên quan đến luật Đặc khu và
luật An ninh mạng, vấn đề Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia vào Đảng ủy
Công An nhân dân, các vấn đề lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trước đây…để
hòng khẳng định các quan điểm: Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc và đặt
dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc; Việt Nam đang tự biến mình thành nô lệ; Quan hệ
kinh tế là công khai, quan hệ chính trị là bí mật…
Tuy nhiên, xâu chuỗi
các sự kiện và nhìn vào tổng thể xu thế quan hệ trong khu vực và trên thế giới
chúng ta có thể đánh giá:
Hiện nay xu thế chung của thế giới là xây dựng
quan hệ hợp tác song phương và đa phương vì lợi ích chung của các quốc gia dân
tộc, trong đó các nước chú trọng vào xây dựng các mối quan hệ kinh tế với các
nước có nền kinh tế phát triển, năng động và các đối tác truyền thống. Do vậy
việc Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc cũng không nằm
ngoài xu thế đó và Trung Quốc cũng không chỉ hợp tác với Việt Nam, và Việt Nam
cũng không chỉ hợp tác với Trung Quốc.
Nhìn vào những số liệu thống
kê về quan hệ của Trung Quốc với các nước chúng ta sẽ thấy:
Với Việt Nam: Kim ngạch thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc năm 2017 là 93,69 tỷ USD (trong khi Việt Nam với Hàn Quốc là
64 tỷ USD, với Mỹ là 50,8 tỷ USD, với Nhật Bản là 33,4 tỷ USD). Trung Quốc là
nhà đầu tư FDI lớn thứ 4 ở Việt Nam.
Với Nhật Bản: Nhật Bản là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 3 và nhập khẩu lớn thứ 4, trong khi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu
lớn thứ 2 và nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản. Nhật Bản là nhà đầu tư FDI lớn nhất
của Trung Quốc, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản nhiều nhất (trong
khi 90% người Nhật không ưa gì Trung Quốc và 77% người Trung Quốc không ưa gì
Nhật – khảo sát của GENRON NPO công bố tháng 9 năm 2016).
Ngoài ra kim ngạch thương mại của Trung Quốc với
Singapo là 66 tỷ USD (năm 2016), với Campuchia là 5 tỷ USD, với Myanma là 4 tỷ
USD…
Các số liệu trên cho thấy, Trung Quốc là một thị
trường lớn mà tất cả các nước đều muốn vào làm ăn, và ngược lại Trung Quốc cũng
làm ăn với tất cả các nước khác, không chỉ Việt Nam, để nhằm mục đích phát triển
kinh tế.
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngoài quan hệ
kinh tế còn mang yếu tố truyền thống về chính trị. Trung Quốc là nước láng giềng
của Việt Nam, là nước lớn, do vậy việc hợp tác kinh tế song song với hợp tác
chính trị, quốc phòng an ninh cũng không có gì lạ trong bối cảnh thế giới và
khu vực đang diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay. Hợp tác để chúng ta duy
trì sự ổn định chính trị, hợp tác trên tinh thần hai bên cùng có lợi vì lợi ích
chung của nhân dân 2 nước chứ không phải hợp tác để chúng ta dựa dẫm hay phụ
thuộc.
Trong xu thế thế giới hiện
nay, Việt Nam chúng ta đang mở rộng quan hệ hợp tác với rất nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ khác trên thế giới với tinh thần “Việt Nam là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Không chỉ mở rộng quan
hệ với Trung Quốc, chúng ta còn mở rộng mối quan hệ với rất nhiều nước khác vì
mục đích cao nhất là để phát triển đất nước.
Tuy nhiên cũng phải thấy được rằng, trong xu thế
hội nhập quốc tế, ngoài những lợi ích có được thì trong quá trình đó chúng ta
cũng phải chấp nhận những mặt trái mà nó mang lại. Trong quan hệ với Trung Quốc
cũng vậy, đó là quy luật của xu thế hội nhập mà bất kỳ nước nào cũng gặp phải.
Nhưng hợp tác không phải là phụ thuộc, là nô lệ, mà hợp tác vì sự phát triển của
cả 2 bên.
HẢI ĐĂNG
Nhận xét