PHẢN BÁC CHIÊU TRÒ “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Thời gian qua, các tổ chức phản động, phần tử chống đối trong và ngoài
nước như: BBC, RFA, Việt Tân… thường xuyên rêu rao cụm từ “tù
nhân lương tâm” để nhắc tới các đối
tượng vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam đã bị bắt và giam giữ. Gần đây nhất,
liên quan đến phiên tòa xét xử 6 bị cáo trong vụ án Nguyễn Văn Đài cùng đồng
bọn “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” thì hàng loạt các tổ chức, hội
nhóm phản động thi nhau lên tiếng, ký tên đòi “trả tự do cho các tù nhân lương tâm”.
Thậm chí người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ là Heather Nauert cũng ấu trĩ khi lên tiếng bênh vực 6 bị
cáo trong vụ án trên, đồng thời còn đưa ra tuyên bố: “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam
thả tất cả tù nhân lương tâm ngay lập tức, và cho phép tất
cả cá nhân ở Việt Nam tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa
mà không lo sợ bị trừng phạt”.
Hiện nay, vẫn chưa có định
nghĩa rõ ràng nào về cụm từ “tù nhân lương tâm”, chỉ một vài tổ chức đưa ra khái niệm hết sức mơ
hồ và mang nặng tính chủ quan. Sự quy kết chủ quan của một số các tổ chức mang
danh nghĩa quốc tế chỉ nhằm mục đích xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế, đồng thời dưới bàn tay của thế lực thù địch luôn nhăm nhe
lợi dụng con bài dân chủ, nhân quyền để nhằm phá hoại, lật đổ chế độ tại Việt
Nam.
Phản bác trước những cáo buộc
về cái gọi là “tù
nhân lương tâm” ở
Việt Nam, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu
Hằng nhấn mạnh: “Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, không có việc những người vì
tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ”. Đồng thời bà khẳng định mạnh mẽ: “Như
tại các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, mọi hành vi vi phạm pháp luật
đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật” và “việc bảo đảm và
thúc đẩy các quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam,
được thực hiện phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như các công
ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Những nỗ lực và thành
tựu của Việt Nam về bảo đảm và thúc đẩy quyền con người thời gian qua đã được
cộng đồng quốc tế ghi nhận rộng rãi”.
Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam
còn được khẳng định mạnh mẽ mới đây qua chuyến công tác tham dự Phiên thảo luận
cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73 tại New York, Hoa Kỳ của Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Phát biểu trước lãnh đạo của
193 quốc gia, Thủ tướng đã nêu rõ chủ trương nhất quán của Việt Nam: “ Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho công
bằng và phát triển bền vững; thúc đẩy bình đẳng, hỗ trợ các nhóm yếu thế; bảo
vệ tốt môi trường; bảo đảm quyền cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần
đối thoại và hợp tác trong vấn đề quyền con người”.
Vấn đề nhân quyền luôn được Việt
Nam đề cấp đến trong các kỳ họp cấp cao có sự tham gia của Việt Nam. Trong
nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn là quốc gia được bạn bè quốc tế đánh giá
rất cao về nhân quyền, luôn là nước đi đầu trong việc thực thi và bảo vệ quyền
con người. Việt Nam là quốc gia có nhiều đóng góp tích cực vào Hội đồng nhân
quyền của Liên Hợp quốc, trong đó, Việt Nam là thành viên của Hội đồng nhân
quyền Liên Hợp quốc giai đoạn 2014 – 2016.
Hiện nay, có một số quốc gia
tư bản luôn lấy vấn đề nhân quyền làm rào cản hạn chế sự phát triển của các
quốc gia khác, Việt Nam cũng từng nhiều lần bị các quốc gia này lên án về những
vi phạm nhân quyền nhưng bản thân của các quốc gia này đều không có bằng chứng
xác thực để chứng minh kết luận của mình. Sự thật vẫn không thể thay đổi nên
Việt Nam luôn là quốc gia được đánh giá cao tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc và
đang được đề cử là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp
quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
Kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng
Liên Hợp quốc là một trong những kỳ họp thành công của Việt Nam với việc khẳng
định vị thế ngày càng quan trọng trên quốc tế, nhất là về vấn đề nhân quyền.
Do đó cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà các thế lực phản động vẫn hay kêu gào hiện
nay thực chất chỉ là chiêu bài giống như “dân chủ,
nhân quyền” nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, tuy
nhiên trước những bước phát triển hiện nay về tình hình nhân quyền và vị thế
của Việt Nam trước bạn bè quốc tế, sẽ chẳng ai tin vào những lời lẽ bịa đặt, vu
khống như thế.
THANH HIỆP
Nhận xét