PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CHO RẰNG: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY LÀ: “ĐỘC ĐẢNG, TOÀN TRỊ”
Thể chế chính trị là Hệ thống các định chế hợp thành một chế
độ chính trị, là hình thức thể hiện các thành phần của hệ thống chính trị thuộc
kiến trúc thượng tầng trong xã hội. Mỗi quốc gia đều vận hành trên một cơ sở một
thể chế chính trị nhất định. Tuy nhiên, với ý đồ chống phá công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội của Đảng và nhân dân ta, các thế lực thù địch luôn khẳng định,
chế độ một đảng duy nhất là nguyên nhân gây ra những khó khăn, cản trở trong đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam; thậm chí chúng cho rằng thể chế một
đảng duy nhất cầm quyền là “Độc đảng,
toàn trị” là kìm hãm tự do, không dân chủ.
Qua sự việc này một lần nữa khẳng định rằng, bản chất âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của
các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam là không hề thay đổi mà ngày
càng nguy hiểm và xảo quyệt hơn. Chúng
nhằm vào sự tin tưởng và sự trung thành của mọi tầng lớp nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng, để thực hiện mưu đồ “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”. Từ đó,
kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Sự thật,
thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay không phải là sự “toàn trị” của Đảng Cộng
sản Việt Nam, mà trong thể chế chế chính trị ở Việt Nam hiện nay có nhiều nhân
tố cùng tồn tại có sự tương tác chặt chẽ với nhau, là: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam). Đảng Cộng sản
Việt Nam chỉ là một bộ phận trong thể chế chính trị ấy hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam và chịu sự giám sát của nhân dân. Tinh thần thượng
tôn pháp luật đó cũng được ghi rõ ràng trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam - hiện thân của thể chế quốc gia và được thường xuyên nhắc lại
trong các văn kiện các kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu thể chế chính
trị ở Việt Nam thực sự là “độc đảng, toàn trị” thì, trước hết và chắc chắn, vấn
đề thượng tôn pháp luật sẽ vắng bóng trong các văn kiện chính quan trọng mang tầm
quốc gia.
Đồng thời, thể chế chính trị Việt Nam hiện nay tuy theo chế
độ một đảng lãnh đạo, nhưng không phải là “toàn trị” và nhất là, thể chế ấy
không hề “kìm hãm tự do, dân chủ” hay “chia rẽ dân tộc”. Bởi vì, nếu như vậy
thì những vấn đề nóng của thực tiễn, như đối thoại về tự do, dân chủ, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân quyền, dân chủ trong Đảng, dân chủ
và pháp quyền, thể chế và vấn đề phòng, chống tham nhũng… sẽ không được đề cập
đến trong các văn kiện của Đảng. Cũng như sẽ không có những buổi đối thoại thẳng
thắn, dân chủ, cởi mở, tiếp thu các ý kiến phản biện xã hội một cách tích cực để
hoàn thiện bản thân và để phục vụ dân tộc, phục vụ đất nước ngày một tốt hơn.
Mặt khác, đặc tính của dân chủ và đoàn kết dân tộc của một
thể chế chính trị ấy không phải là độc đảng hay đa đảng, mà là ở chỗ chính đảng
duy nhất ấy có xuất phát từ lợi ích của dân tộc và có vì dân tộc hay không.
Thực tế, ở Việt Nam từ
năm 1930 cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân dân luôn giành
được những thắng lợi to lớn, đem lại độc lập dân tộc, cuộc sống ấm no hạnh phúc,
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh.
Bên cạnh đó, thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay không phải
là một thể chế chính trị đóng kín, mà trái lại, nó là một thể chế chính trị cởi
mở. Điều này thể hiện qua quá trình đất nước Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng
- đã nỗ lực gia nhập, được thừa nhận và đóng góp công lao với tư cách thành
viên tích cực vào sự phát triển của nhiều tổ chức trong khu vực và trên thế giới.
Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ quốc tế
với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, với
nhiều đổi mới không ngừng về thể chế nói chung, thể chế chính trị nói riêng, Việt
Nam ngày càng thu hút được nhiều nguồn đầu tư nước ngoài, tuân thủ đầy đủ các
cam kết hội nhập quốc tế, nhiều thể chế kinh tế mới mang tính thị trường hơn. Với
nhiều biến đổi tích cực như vậy, Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao từ các
quốc gia đối tác, trong đó có không ít các cường quốc trên thế giới.
Có thể nói, thể chế
chính trị ở Việt Nam hiện nay chưa phải là một thể chế hoàn thiện. Song đó là một
thể chế chính trị cởi mở, dân chủ, luôn sẵn sàng đổi mới để hoàn thiện và phát
triển vì dân tộc Việt Nam. Là một chính đảng luôn vì sự tồn tại và phát triển của
dân tộc Việt Nam, đã đưa Việt Nam vươn lên những tầm cao mới.
Như vậy, luận điệu
cho rằng thể chế chính trị Việt Nam hiện nay là “Độc đảng, toàn trị” là quan điểm sai trái nhằm phủ bóng đen lên
con đường mà đất nước ta, dân tộc ta đã lựa chọn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy
nhiên, sự thật lịch sử đã phơi bày sự vô lương tâm của họ, thực tế cuộc sống ấm
no, hạnh phúc ngày hôm nay đã cho thấy sự trơ tráo của họ. Dù trước mắt còn
không ít thử thách nhưng đất nước ta, dân tộc ta đang tiến bước để trở thành một
đất nước phát triển, hội nhập với thế giới, thì những luận điệu lạc lõng đang
bơi ngược dòng sự thật ấy chắc chắn sẽ bị nhấn chìm.
BĂNG VI
Nhận xét