TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC LÀ SỰ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TIỄN VIỆT NAM
Sau
khi Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Chủ tịch nước, các
thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị được dịp chúng cho rằng Tổng Bí thư
kiêm Chủ tịch nước là tạo lập vị trí của Đảng đứng trên Hiến pháp, là sự chuyên
quyền, độc đoán.
Thứ
nhất, thực tế ở nước ta, đã có những giai đoạn cách mạng, người lãnh đạo cao nhất
của Đảng đồng thời là người đứng đầu Nhà nước (Chủ tịch Hồ Chí Minh từng là Chủ
tịch Đảng, Chủ tịch nước). Nhìn rộng ra thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền
cũng là người đứng đầu Chính phủ hoặc là nguyên thủ quốc gia hoặc cả hai. Vì vậy,
đây không phải là vấn đề mới; đồng thời, đây cũng là vấn đề được Đảng đề cập và
đang tổ chức thử nghiệm ở chính quyền cơ sở. Do đó, kết quả Hội nghị Trung ương
8 và Quốc hội bầu là phù hợp quy định của điều lệ Đảng, quy định của Hiến pháp
và quan trọng hơn đây là chủ trương phù hợp nguyện vọng của cử tri và nhân dân
cả nước.
Với bản
chất cách mạng của Đảng và cơ sở như vậy thì luận điệu “Đảng đứng trên Hiến
pháp, tham nhũng quyền lãnh đạo, độc đảng là chuyên quyền, độc đoán” là không
có cơ sở khoa học cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Rõ ràng, sự xuyên tạc
này nhằm mục đích phá hoại sự ổn định của hệ thống chính trị mà động cơ là từng
bước nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với thủ đoạn tinh
vi, thâm độc.
Thứ
hai, đây là luận điệu không mới với mục đích đòi đổi mới thể chế chính trị Việt
Nam theo hướng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, là mở đường cho việc hình
thành, hoạt động của các tổ chức chính trị đối lập.
Với
luận điệu hô hào, chúng đưa ra mỹ từ “đây là thời cơ thuận lợi để đổi mới chính
trị” bằng cách thực hiện thể chế đa nguyên, đa đảng. Đòi “tự do hoá” chính trị,
phải thực hiện xóa bỏ ngay Điều 4 của Hiến pháp. Thực chất là, tạo điều kiện,
tiền đề cho việc ra đời và công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức chính trị đối
lập với Đảng, Nhà nước, từ đó cạnh tranh vai trò lãnh đạo và tiến tới thủ tiêu
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quản lý của Nhà nước.
Trước hết, cần thấy rằng, đòi đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập nằm trong âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” mà mục
tiêu cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ
chính trị, đưa cách mạng Việt Nam theo con đường khác.
Thực
chất, đây là sự xuyên tạc vấn đề dân chủ, cổ vũ, đấu tranh cho mô hình “tam quyền
phân lập”, “xã hội dân sự” để hạ thấp vai trò, tiến tới thay đổi bản chất, lật
đổ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Xây dựng
và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân là nội dung luôn được
Đảng và Nhà nước Việt Nam lấy làm nguyên tắc với quan điểm nhất quán trong suốt
chiều dài lịch sử đấu tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng mô hình nhà
nước pháp quyền là sự lựa chọn của nhân dân, phù hợp với xu thế chung, phổ biến
của lịch sử phát triển xã hội trong thế giới hiện đại. Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa được hình thành là một bước tiến lớn, đánh dấu trình độ phát triển
trong lịch sử nhà nước từ lý luận đến mô hình tổ chức nhà nước trong thực tiễn.
Trong
điều kiện chế độ chính trị ở Việt Nam “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ” thì các tổ chức ra đời, hoạt động phải tuân thủ thể chế ấy, lợi
ích của thành viên phù hợp với lợi ích của quốc gia dân tộc, không thể lấy “xã
hội dân sự” làm cái cớ để đấu tranh, tập hợp lực lượng, thành lập tổ chức để chống
đối, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và dân tộc.
Chế độ
chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa là sự lựa chọn của lịch sử và nhân dân Việt Nam. Thực tiễn trong
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc khẳng định: Độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội vừa mang tính nguyên tắc, vừa là điều kiện để mang lại ấm no,
tự do, hanh phúc cho nhân dân, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh”.
HIẾU XUÂN
Nhận xét