Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2020

CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Lý luận giai cấp, đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, cơ sở khoa học của giai cấp công nhân, nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong nhận thức và cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Thế nhưng, chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa cơ hội, xét lại luôn tìm cách xuyên tạc, phủ nhận bản chất cách mạng, khoa học của lý luận này. Đặc biệt là từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu khủng hoảng và tan rã đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về lý luận và đây cũng là thời cơ cho sự ra đời rất nhiều luận điểm phản kích chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh những học giả tư sản, ra sức biện hộ cho sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản, chống chủ nghĩa cộng sản, còn có cả những kẻ phản bội lại chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng đưa ra quan niệm: “tư duy chính trị mới” và tập trung việc phê phán, xuyên tạc chính các luận điểm mà một thời họ hết lời ca tụng, trong đó có luận

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Sau sự kiện ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX, trong hàng ngũ cộng sản và nhân dân, có người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi và thâm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh tư tưởng bi quan, dao động, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa xã hội. Trước thực tế đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác- Lênin và toàn bộ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin với tinh thần cách mạng và khoa học, với tư duy đổi mới và sáng tạo, trên quan điểm toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển. Trong bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, cần nhận thấy có một số luận điểm được Mác, Ăng- ghen đưa ra trước đây là đúng đắn, song trong điều kiện lịch sử mới có những vấn đề không còn phù hợp, có những vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung và phát triển. Trong nhiều thập kỷ qua, các thế lực thù

MƯU ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC KHI NGANG NHIÊN THÀNH LẬP CÁI GỌI LÀ “TÂY SA, NAM SA”

Không tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, bất chấp các phản ứng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục có những hành động ngang ngược ở Biển Đông. Sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam các năm 1956, 1974 và một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa năm 1988, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các hoạt động sai trái, gây mất ổn định ở Biển Đông và khu vực, làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và khó lường hơn. Những năm gần đây, Trung Quốc gia tăng các hoạt động cả dân sự và quân sự ở khu vực này. Có thể kể ra một số vụ việc điển hình gần đây nhất. Đó là năm 2019, Trung Quốc đã cho tàu Hải Dương địa chất 08 cùng nhiều tàu hải cảnh và tàu dân quân biển xâm phạm vùng biển của Việt Nam hơn 100 ngày. Trong năm này, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Malaysia, Philippines. Chưa hết, cuối năm 2019 đầu năm 2020, Trung Quốc cũng cho các tàu của mình xâm phạm vùng biển của Indonesia. Đầu tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá

NGƯ DÂN QUYẾT TÂM BÁM BIỂN, KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC

Những ngày qua cũng như trước đây, hàng vạn ngư dân nước ta vẫn vươn khơi bám biển, bất chấp lệnh cấm đơn phương và trái phép của Trung Quốc. Từ bao đời nay, biết bao thế hệ ngư dân đã cha truyền con nối ra khơi đánh bắt hải sản trên những ngư trường truyền thống, những vùng biển thuộc chủ quyền hiển nhiên của Tổ quốc. Lệnh cấm ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc không thể ngăn ngư dân của chúng ta giương buồm thẳng tiến vùng biển truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc… Mặc cho phía Trung Quốc thông báo quy chế cấm đánh bắt cá trên biển Đông, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Những ngày này, hàng vạn con tàu của ngư dân dọc bờ biển dài hàng nghìn km của đất nước hình chữ S vẫn ngày đêm vươn khơi khai thác hải sản ở những ngư trường truyền thống bao đời nay. Họ vẫn giong buồm tiến thẳn

CẦN CHỐNG QUAN ĐIỂM THANH NIÊN VIỆT NAM KHÔNG MUỐN VÀO ĐẢNG

Lịch sử từ khi Đảng ta ra đời đã chứng minh: Được đứng trong hàng ngũ của Đảng, vinh dự mang trên mình hai chữ “đảng viên” là khát khao cháy bỏng của bao thế hệ đi trước. Họ tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, nguyện vọng tha thiết, mong ước lớn nhất của cuộc đời họ là được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả, thậm chí cả tính mạng của mình để bảo vệ Đảng, bảo vệ thanh danh của Đảng. Chính niềm tin tuyệt đối ấy đã rèn giũa nên những con người ưu tú, để họ trở thành đảng viên. Tập thể những con người như thế đã cùng nhau đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, tạo nên sức mạnh vô song lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Hiện nay, trong rất nhiều mũi công kích chống phá, các thế lực thù địch luôn tìm cách lôi kéo, lợi dụng giới trẻ để gieo rắc những tư tưởng, quan điểm đối lập với tập thể. Sau khi một vài trí thức từng giữ các cương vị lãnh đạo bị xử lý kỷ luật, các thế lực đã kích động phong trào xin ra k

CẦN CHỐNG QUAN ĐIỂM: “MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN LÀM MẤT DÂN CHỦ” CỦA CÁC THẾ LỰC PHẢN ĐỘNG TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII

Hình ảnh
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ được tổ chức trong năm 2020 này. Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các thế lực thù địch tập trung chống phá cách mạng nước ta mà mũi nhọn luôn luôn nhắm vào vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng thường xuyên tạc và lớn tiếng rêu rao chế độ một Đảng cầm quyền lãnh đạo đang thủ tiêu dân chủ? Mục đích của chúng là nhằm hướng đến phủ nhận và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đới với đất nước và nhân dân ta. Với tư cách là hình thức chế độ chính trị của đất nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Trong thiết chế dân chủ, quyền của công dân, tính tối cao của pháp luật được thừa nhận; những cơ quan quyền lực nhà nước đều do bầu cử mà ra. Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Mặt khác, dân chủ gắn liền với hình

FACEBOOK ĐÃ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG VỚI LUẬT PHÁP VIỆT NAM

Vừa qua, Đài Châu Á tự do (RFA) và trang Facebook Việt Tân đã cho rằng: facebook chậm là do Việt Nam chặn, buộc facebook phải kiểm duyệt các bài viết chống đối chế độ; hay “Facebook lại giới hạn truy cập nội dung của Đài Á Châu Tự Do tại Việt Nam!”, với nội dung chủ yếu là “oán trách” khi cho rằng, việc làm này của Facebook sẽ làm tổn hại đến “lợi ích của người dân và của chính tập đoàn này”(!).           Trước hết cần khẳng định rằng, Việt Nam cũng như bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào kiểm duyệt facebook hay bất kỳ tổ chức nào hoạt động trên đất nước mình là điều tất yếu. Việt Nam là quốc gia độc lập có chủ quyền, có hệ thống luật pháp riêng vừa phù hợp với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với luật pháp, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Mọi tổ chức, công dân Việt Nam hay hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” và nếu như vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định. Đây cũng chính là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của m

TẬP TRUNG QUYẾT TÂM KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BÊN CẠNH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19

Bốn tháng qua, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm. Rất ảm đạm là bức tranh chung hiện được phác hoạ về triển vọng của kinh tế thế giới trong thời gian tới. Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với kịch bản cơ sở (dịch Covid-19 đạt đỉnh trong quý II/2020 và giảm trong nửa cuối năm 2020), GDP toàn cầu năm 2020 sẽ âm 3%. Ở Việt Nam, theo dự báo của IMF về tăng trưởng GDP năm nay là tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, đạt khoảng 2,7%. Trong bối cảnh nước ta đã kiểm soát được dịch bệnh Covid 19 (20 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, chỉ còn 39 ca đang điều trị) thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng, sớm phục hồi phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đây là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, của cộng đồng và nhân dân cả nước. Mục tiêu kép đặt ra được Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đó là vừa phải phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, “làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết” cao

“QUÂN ĐỘI TRUNG LẬP”, “ ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ” - MỘT QUAN ĐIỂM PHẢN ĐỘNG

Mọi quốc gia trên thế giới đều tổ chức ra quân đội của mình, nó tùy thuộc vào những đặc điểm riêng có và gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, song tất cả đều tuân theo quy luật “quân sự phục tùng chính trị”; đều do quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước, đảng chính trị tổ chức ra quân đội đó quyết định. Do vậy, không có và không bao giờ có “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”. 1 . Thực chất luận điểm “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị” Thực chất Chính trị của quân đội là vấn đề bản chất giai cấp của quân đội, nó trả lời cho câu hỏi: Quân đội đó do giai cấp nào tổ chức, lãnh đạo, huấn luyện, nuôi dưỡng, sử dụng? Nó phục vụ cho giai cấp nào, bảo vệ quyền lợi của ai? Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ấy là gì? Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, trong xây dựng quân đội của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, vấn đề chính trị luôn được đặt lên vị trí cao nhất, chiếm “đầu bảng”; vấn đề có ý nghĩa đặc bi

TRUNG QUỐC VỚI CÁI GỌI LÀ - “QUẬN TÂY SA”, “QUẬN NAM SA”

Trong khi cả thế giới đang tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì Trung Quốc lại lợi dụng cơ hội gia tăng các hành động đòi hỏi chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hồi đầu tháng 4/2020 khiến Biển Đông trở thành tâm điểm chú ý của thế giới còn chưa dứt, thì ngày 18/4 vừa qua, mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) lại ngang nhiên đưa tin, Trung Quốc tuyên bố thành lập “quận Tây Sa” (tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Đây được xem là hành động Trung Quốc đã phớt lờ yêu sách của các bên liên quan trong khu vực, vi phạm các quy tắc của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) cũng như các chuẩn mực và luật pháp quốc tế.   Theo CGTN, quận Tây Sa quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trung Sa cùng các vùng biển xung quanh và chính quyền

Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG PHÁT XÍT

Cách đây 75 năm (9/5/1945 - 9/5/2020), cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô-viết không chỉ cứu nhân loại thoát khỏi nạn diệt chủng của chủ nghĩa phát xít, hậu thuẫn cho phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục giành thắng lợi, mà còn tạo ra những nhân tố thời đại loài người tiến bộ trên thế giới loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống của mình. Chiến thắng phát xít Đức trở thành thiên hùng ca chói lọi trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, nó có tác động sâu xa đến tiến trình phát triển của toàn thế giới. Sau khi làm chủ châu Âu, Hítle dự tính, Đức sẽ “đánh bại nước Nga bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng - trong vòng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng - trước khi kết thúc chiến tranh với Anh”. Đi đôi với kế hoạch xâm lược về quân sự là kế hoạch cướp bóc tài nguyên và tàn sát người Nga một cách man rợ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân Liên Xô đã đứng dậy, chiến đấu oanh liệt bảo vệ đất nước trong điều kiệt hết sức khó khăn. Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô

ĐẤU TRANH VỚI THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để tung tin thất thiệt làm giảm sút ý chí, niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta là chiêu bài không mới, nhưng đứng trước những diễn biến mới phát sinh thực tế trên thềm lục địa của nước ta hiện nay, thủ đoạn này trở nên nham hiểm hơn lúc nào hết. Các trang mạng có máy chủ đặt ở nước ngoài đồng loạt cập nhật diễn tiến tình hình Biển Đông, mà cơ bản là xoáy sâu vào tàu nước ngoài hoạt động trái phép trong thềm lục địa của nước ta với những hình ảnh, bài viết thật giả lẫn lộn. Trước hết phải khẳng định rằng, sự việc trên là có thật, song các thế lực thù địch đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin của một bộ phận cộng đồng mạng, thổi bùng lên nguy cơ bị xâm lược và chỉ trích vai trò lãnh đạo của Đảng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Nhà nước, Quân đội. Trắng trợn hơn, họ còn dựng chuyện phân tích các hệ phái trong Đảng ta, đưa ra các quan điểm giữ gìn chủ quyề

THAM NHŨNG VẶT HÀNH ĐỘNG CẦN LÊN ÁN

Thời gian gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã trở thành phong trào, xu thế được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế – xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Tuy nhiên, trong đời sống thực tiễn hiện nay, tình trạng tham nhũng vặt và những hệ quả của nó trong các vấn nạn xã hội, đang hàng ngày hàng giờ tác động ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của mỗi người dân.   Tham nhũng vặt, nhưng hệ lụy của nó là rất lớn: Một trong những hiện tượng phổ biến trong xã hội mà bấy lâu nay được mọi người đặt cho cái tên là “tham nhũng vặt”. Trước tiên, một trong những hiện tượng mà ai cũng biết đó là: tệ nạn “phong bì” với tư tưởng “ đồng tiền đi trước đồng tiền khôn

NGUYỄN DÂN – KẺ ẤU TRĨ VỀ NHẬN THỨC VÀ XUYÊN TẠC SỰ THẬT

Ngày 9 tháng 12 năm 2019, trên trang mạng danlambao.blogspot.com, Nguyễn Dân (Danlambao) đã cho đăng tải bài viết: “Mật Ước Thành Đô: Thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu”. Trong bài viết này, Nguyễn Dân đã nêu một số dẫn chứng vu vơ, vô căn cứ nói xấu Đảng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ những năm 1990, trong đó y dẫn chứng về sự kiện tiêu biểu đó là Hiệp định biên giới phía Bắc (1999), từ đó y cho rằng: Cộng sản không bao giờ là chân thật và thực thi đường lối, chính sách, hoạt động, việc làm chỉ nhằm đưa đến lệ thuộc Cộng sản Tàu, mọi sự dựng xây là theo kế hoạch của Tàu cộng. Sự thật có phải như vậy? Câu trả lới là không. Chúng ta hãy ngược dòng thời gian, năm 1887 thực dân Pháp lúc đó đang cai trị nước ta đã cùng với Triều đình nhà Thanh – Trung Quốc ký các Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ với Trung Quốc và năm 1895 đã ký Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới. Tuy nhiên, sự thay đổi của lịch sử, thiên nhiên, con người và chiến tranh, đường