“QUÂN ĐỘI TRUNG LẬP”, “ ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ” - MỘT QUAN ĐIỂM PHẢN ĐỘNG


Mọi quốc gia trên thế giới đều tổ chức ra quân đội của mình, nó tùy thuộc vào những đặc điểm riêng có và gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, song tất cả đều tuân theo quy luật “quân sự phục tùng chính trị”; đều do quan điểm, đường lối chính trị của giai cấp, nhà nước, đảng chính trị tổ chức ra quân đội đó quyết định. Do vậy, không có và không bao giờ có “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”.
1. Thực chất luận điểm “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”
Thực chất Chính trị của quân đội là vấn đề bản chất giai cấp của quân đội, nó trả lời cho câu hỏi: Quân đội đó do giai cấp nào tổ chức, lãnh đạo, huấn luyện, nuôi dưỡng, sử dụng? Nó phục vụ cho giai cấp nào, bảo vệ quyền lợi của ai? Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ấy là gì? Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, trong xây dựng quân đội của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, vấn đề chính trị luôn được đặt lên vị trí cao nhất, chiếm “đầu bảng”; vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của quân đội ấy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị - xã hội và vận mệnh của quốc gia dân tộc. Xét về bản chất, quân đội bao giờ cũng là công cụ bạo lực, phục vụ cho mục đích chính trị của một giai cấp, nhà nước nhất định.
Hiện nay, thông qua cái gọi là “bức thư tâm huyết,” “kiến nghị của công dân”,… một số người đã lên tiếng “kiến nghị” rằng “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị”, “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và Nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức chính trị nào, đảng phái nào”, “quân đội cần đứng ngoài chính trị”... Bản chất của những luận điệu trên là nhằm “phi đảng hóa”, “phi chính trị hóa”, tách quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. vô hiệu hóa vai trò của quân đội
Luận điểm “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”,... thực chất là một mũi tiến công chủ yếu nhằm làm cho quân đội xã hội chủ nghĩa mất phương hướng, rơi vào quỹ đạo chính trị phản động mà các thế lực đế quốc đã thực hiện đối với quân đội các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu trước đây. “Mùa xuân Ả Rập” là một ví dụ) hay sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu (Liên Xô) là do việc xóa bỏ quy định của Hiến pháp về vai trò lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội, lãnh đạo quân đội của Đảng Cộng sản.

2. Sự phi lý của luận điểm “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”
Một chính trị gia tư sản đã khái quát: Chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực. Như vậy có nghĩa là thừa nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị”.
Đối với quân đội do giai cấp tư sản chi phối và được xây dựng trên nền tảng thuyết “vũ khí luận”, vấn đề xây dựng về chính trị “đứng sau” việc không ngừng hiện đại hóa vũ khí trang bị. Nhưng không vì thế mà họ không chú ý đến xây dựng về chính trị cho quân đội.
 Đối với quân đội do giai cấp vô sản xây dựng, lãnh đạo, vấn đề chăm lo xây dựng về chính trị cho quân đội được đặt ở vị trí quan trọng bậc nhất như Lênin đã khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”. Đây là nội dung then chốt, căn bản nhất thể hiện nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới về chính trị của giai cấp công nhân.
Vận dụng sáng tạo lý luận của V.I.Lênin về quân đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra quân đội kiểu mới của dân tộc Việt Nam. Người đặc biệt coi trọng nhân tố chính trị trong xây dựng quân đội: Như Người đã khẳng định: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự”. Người đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng quân đội về chính trị: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”. Do đó, sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam là sức mạnh tổng hợp, trong đó, yếu tố con người với trình độ giác ngộ chính trị cao giữ vai trò quyết định.
 3. Xây dựng quân đội nhân dân việt nam vững mạnh về chính trị.
Hiện nay, “tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới, phức tạp hơn. Trước tình hình đó, các thế lực thù địch không ngừng thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, với một trong các thủ đoạn là đòi hỏi “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”. Để làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị phải tiếp tục được coi trọng đặc biệt, xứng đáng với vị trí là nguyên tắc cơ bản hàng đầu trong xây dựng quân đội cách mạng, cụ thể là.
Một là, tiếp tục giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức và đạo đức; đấu tranh chống mọi tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; miễn dịch trước sự tấn công, xâm nhập của những khuynh hướng, quan điểm, tư tưởng sai trái của các thế lực thù địch. Ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm hạ thấp và xóa bỏ vai trò lãnh của Đảng đối với quân đội. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy, gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam” và các Nghị quyết Trung ương khóa XII của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; trong đó, cần quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, sáng tạo Nghị quyết 769-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo”. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ chính ủy, chính trị viên gương mẫu về mọi mặt, thực sự là hạt nhân đoàn kết, tổ chức lãnh đạo đơn vị chấp hành nghiêm đường lối của Đảng và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Hai là, tăng cường đấu tranh trên mặt trận lý luận - tư tưởng, vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch muốn làm cho quân đội ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo khuynh hướng “phi chính trị hóa”.
Trong bất luận hoàn cảnh nào, Đảng cũng coi trọng yếu tố chính trị, tinh thần của mọi cán bộ chiến sĩ, coi trọng công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Thực tế lịch sử đã chứng minh, xây dựng quân đội về chính trị là một trong những nguyên tắc hàng đầu để giữ vững bản chất giai cấp, bản chất cách mạng của quân đội, làm cho quân đội luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
Nghị Quyết số 17 – NQ/ĐULQ2 ngày 11/ 10 năm 2012 về lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục pháp luật, xây dựng đạo đức, lối sống tốt đẹp trong Nhà trường; Đảng ủy Nhà trường đã đặt ra mục tiêu chung là “ Phát huy cao độ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chi bộ, đội ngũ cán bộ đảng viên … tập trung nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, …. có phẩm chất, đạo đức cách mạng trong sáng; tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật của Đảng, của Quân đội ”. Để thực hiện tốt Nghị Quyết số 17,  mỗi cán bộ, đảng viên, học viên, chiến sĩ, công nhân viên luôn nêu cao ý thức, cương vị, trách nhiệm trong công việc, làm chủ bản thân, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
ĐẠI DƯƠNG

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC