NGUYỄN DÂN – KẺ ẤU TRĨ VỀ NHẬN THỨC VÀ XUYÊN TẠC SỰ THẬT


Ngày 9 tháng 12 năm 2019, trên trang mạng danlambao.blogspot.com, Nguyễn Dân (Danlambao) đã cho đăng tải bài viết: “Mật Ước Thành Đô: Thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu”. Trong bài viết này, Nguyễn Dân đã nêu một số dẫn chứng vu vơ, vô căn cứ nói xấu Đảng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam thời kỳ những năm 1990, trong đó y dẫn chứng về sự kiện tiêu biểu đó là Hiệp định biên giới phía Bắc (1999), từ đó y cho rằng: Cộng sản không bao giờ là chân thật và thực thi đường lối, chính sách, hoạt động, việc làm chỉ nhằm đưa đến lệ thuộc Cộng sản Tàu, mọi sự dựng xây là theo kế hoạch của Tàu cộng.
Sự thật có phải như vậy? Câu trả lới là không.
Chúng ta hãy ngược dòng thời gian, năm 1887 thực dân Pháp lúc đó đang cai trị nước ta đã cùng với Triều đình nhà Thanh – Trung Quốc ký các Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ với Trung Quốc và năm 1895 đã ký Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới. Tuy nhiên, sự thay đổi của lịch sử, thiên nhiên, con người và chiến tranh, đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc hơn một trăm năm qua đã có nhiều biến động phức tạp. Tình hình đó đặt ra yêu cầu xác định lại rõ ràng, cụ thể đường biên giới pháp lý làm cơ sở để hai nước ổn định và phát triển. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, Chính phủ hai nước đã thống nhất đàm phán giải quyết vấn đề tồn tại về biên giới trên đất liền theo nguyên tắc tôn trọng đường biên giới đã được hoạch định bởi các Công ước 1887 và 1895 do Chính phủ Pháp ký với nhà Thanh, và đã được phía Việt Nam và Trung Quốc đồng ý chấp nhận. Năm 1999, chúng ta đã ký với Trung Quốc Hiệp ước biên giới phía Bắc. Sau hơn 8 năm đàm phán và triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa, ngày 31-12-2008 đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Kết quả là chiều dài biên giới chính xác là 1.449,566 km, trong đó có 383,914 km đường biên giới đi theo sông suối, cắm được 1.970 cột mốc, trong đó có 1.548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ. Đây là sự kiện có ý nghĩa to lớn, bởi vì:
Thứ nhất, việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền góp phần xây dựng một đường biên giới hoàn chỉnh, chính quy, hiện đại và bền vững; tạo tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt Nam – Trung Quốc hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác; tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới sau này. Ðiều đó có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết được hai vấn đề lớn về biên giới lãnh thổ, đó là xác định biên giới trên đất liền, đồng thời làm cơ sở để tiếp tục phân định Vịnh Bắc Bộ đã ký ngay sau đó (năm 2000).
Thứ ba, đây là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên; là cơ hội mới để mở rộng giao lưu hữu nghị, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, đặc biệt là các địa phương hai bên đường biên giới.
Giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một quá trình, với rất nhiều khó khăn trở ngại, không chỉ do lịch sử để lại mà còn do nhiều nguyên nhân khác về điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, chính trị, pháp lý, tâm lý, tình cảm mà cả hai bên phải vượt qua.
Kết quả của hiệp định này đã được nhiều quốc gia trên thế giới đánh giá rất cao, vị trí và uy tín của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới trong quan hệ đối ngoại. Nhân dân Việt Nam đón nhận việc ký kết hiệp định trên như một thành công lớn của hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, coi đó là nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, cũng như trong việc duy trì, củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.
Nhắc lại sự kiện này và kết quả của nó, một lần nữa khẳng định, việc thực thi đường lối, chính sách của Đảng ta là việc làm vì lợi ích của đất nước và của toàn dân tộc, không hề có sự giả tạo và lệ thuộc vào bất cứ một lực lượng nước ngoài nào khác. Những điều mà Nguyễn Dân viết trên đây không chỉ là sự ấu trĩ về nhận thức, mà còn là sự xuyên tạc sự thật, phục vụ mưu đồ đen tối của những kẻ cơ hội, phản động. Những hành động sai trái đó cần phải được vạch trần, lên án và bác bỏ.
ĐINHBINH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC