TẬP TRUNG QUYẾT TÂM KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BÊN CẠNH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19


Bốn tháng qua, nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng âm. Rất ảm đạm là bức tranh chung hiện được phác hoạ về triển vọng của kinh tế thế giới trong thời gian tới. Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với kịch bản cơ sở (dịch Covid-19 đạt đỉnh trong quý II/2020 và giảm trong nửa cuối năm 2020), GDP toàn cầu năm 2020 sẽ âm 3%. Ở Việt Nam, theo dự báo của IMF về tăng trưởng GDP năm nay là tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, đạt khoảng 2,7%. Trong bối cảnh nước ta đã kiểm soát được dịch bệnh Covid 19 (20 ngày không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, chỉ còn 39 ca đang điều trị) thì nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, đời sống, tăng trưởng, sớm phục hồi phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, đây là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, của cộng đồng và nhân dân cả nước. Mục tiêu kép đặt ra được Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đó là vừa phải phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội, “làm sao tăng trưởng đạt được mục tiêu cần thiết” cao hơn mức dự báo vì có tăng trưởng mới giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tốt nhất. Để làm được điều đó, chính quyền và người dân phải tiếp tục đồng sức đồng lòng thành khối đoàn kết thống nhất để làm cho dịch bệnh không tái bùng phát ở bên trong và ngăn ngừa tuyệt đối dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài bằng bất kỳ hình thức nào cho tới khi dịch bệnh được đẩy lùi trên khắp thế giới. Đồng thời, tiếp tục phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn dai dẳng trên thế giới, luôn hướng cái nhìn về thời kỳ sau dịch bệnh để có sự linh hoạt điều chỉnh. Theo đó, buộc chính quyền và người dân phải chấp nhận tự thay đổi. Chung sống an toàn và yên ổn với dịch bệnh hàm nghĩa luôn cảnh giác đề phòng dịch bệnh chứ không sợ hãi hay lo ngại, chủ động cùng nhau tìm kiếm và làm nên cái lợi nhất cho mình trong bối cảnh tình hình và điều kiện vẫn còn bị dịch bệnh đe doạ thật sự và tác động tiêu cực. Điều chỉnh ưu tiên chính sách và phương cách triển khai thực hiện để nhanh chóng khôi phục phát triển kinh tế xã hội, lựa chọn đúng đắn và hợp lý giữa nhiều ý tưởng chính sách khác nhau, cụ thể là đặt lợi ích của nhiều ngành lên trên lợi ích của một vài ngành, đặt lợi ích chính đáng của nhiều người lên trên đòi hỏi cũng chính đáng của số ít người nhưng không hề sao nhãng lợi ích của một vài ngành ấy và đòi hỏi của số ít ấy và tận dụng mọi cơ hội mới ở thời kỳ này, chấp nhận thách thức để vững tin vượt qua và hướng tới tương lai. Là niềm tin dịch bệnh này hay dịch bệnh khác hoặc biến cố nào đấy trong tương lai có thể gây khó khăn, trở ngại, thậm chí cả đe doạ và hiểm nguy cho đất nước và con người nhưng rồi cũng sẽ bị đẩy lùi và vượt qua.

Chiến lược hay kịch bản lối ra khỏi đại dịch đều bao gồm việc từng bước dần khôi phục hoạt động của xã hội và nền kinh tế, vừa thích ứng với tình trạng còn bị dịch bệnh ảnh hưởng, vừa chuẩn bị sẵn sàng bước vào thời kỳ sau dịch bệnh. Trong đại dịch chúng ta càng phải quyết tâm, đồng lòng, chủ động thích ứng nhưng cũng phải thận trọng hơn trong toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế, không từ bỏ cũng như không thụt  lùi, không chững lại cũng như không né tránh nhưng sẽ phải lưu tâm thoả đáng hơn đến tốc độ và mức độ, lộ trình phát triển kinh tế và cơ chế để giảm thiểu rủi ro, bị tổn thương và lệ thuộc do đại dịch và tự do hóa thương mại. Tin tưởng rằng, với tinh thần chủ động, đoàn kết, quyết tâm cao Việt Nam sẽ đẩy lùi, chiến thắng dịch Covid -19; khôi phục và nhanh chóng phát triển kinh tế vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

NGA NGUYỄN

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC