ĐẬP TAN LUẬN ĐIỆU TỰ DO TÔN GIÁO TUYỆT ĐỐI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Một sự thật hiển
nhiên, là sau khi thoát khỏi đời sống động vật hoang dã, con người bước vào xã
hội có tổ chức với các thiết chế, nhà nước để bảo đảm xã hội tồn tại và phát
triển. Nếu không có nhà nước cùng với vai trò và sức mạnh thực thi của pháp
luật thì các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo không được bảo đảm hoàn toàn. Theo đó, không có quyền tự do nào là tuyệt
đối, vô chính phủ, không bị giới hạn bởi con người; và các quyền của con người
là một bộ phận của xã hội, chịu sự chế ước của xã hội, nên chúng đều là các
quyền tương đối. Các quyền đó đều tồn tại và bị giới hạn trong các trách nhiệm
với cộng đồng và xã hội, trong sự thừa nhận và tôn trọng đối với quyền và tự do
của người khác, trong sự phù hợp với đạo đức, luân lý cũng như an ninh quốc
gia, trật tự và an toàn xã hội. Và trên hết, các quyền và các hạn chế đó còn
phải được ghi nhận trong hiến pháp và được bảo vệ bằng pháp luật của nhà nước.
Về nguyên tắc, các quyền về tự do tôn giáo, hoạt động tôn giáo là tự do thực
hiện những gì mà pháp luật không cấm, tức là trong khuôn khổ pháp luật mà nhà
nước đặt ra, không có tự do ngoài pháp luật, chống lại pháp luật, ngoài trách
nhiệm với xã hội. Thực tiễn nhiều nước cho thấy, quan niệm về tự do tín ngưỡng,
tôn giáo cũng luôn đặt trong mối quan hệ với nhà nước và pháp luật. Ví dụ, trong Hiến pháp của nước Cộng Hòa Liên
Bang Đức quy định: hoạt động của một tổ chức tôn giáo có thể bị giới hạn hay bị
cấm nếu như mục đích và hoạt động của tổ chức đó vi phạm các quy định của luật
hình sự hay chống lại chế độ xã hội đã được xác định trong hiến pháp. Ở Việt
Nam, việc quản lý nhà nước về tôn giáo được quy định trong Hiến Pháp và pháp
luật. Trong đó, xác định rõ quyền hạn hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn
giáo trên các lĩnh vực quản đạo, hành đạo, truyền đạo; hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo phải đúng theo qui định của pháp luật, phù hợp với văn hóa, đạo đức,
và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam… Điều đó càng thể hiện tầm quan trọng
của vấn đề tôn giáo trong hoạt động quản lý nhà nước. Các quan điểm nhằm biện
hộ cho quyền tự do tôn giáo tuyệt đối không chỉ phá vỡ cấu trúc hiến pháp của
một quốc gia mà còn kích động sự vi phạm pháp luật hiện hành về tôn giáo và phủ
định sự quản lý của nhà nước đối với tôn giáo. Theo luật Nhân quyền quốc tế,
Nhà nước Việt Nam có ba nghĩa vụ chính: tôn trọng, bảo vệ, và thực hiện các
quyền con người nói chung và quyền tự do tôn giáo nói riêng. Theo đó, trên thực
tế, Nhà nước Việt Nam đã và đang tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân; Nhà nước đã và đang thực thi
quyền ngăn chặn sự vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực
khác. Theo đó, Nhà nước đã có những biện pháp, chế tài nhằm hỗ trợ cho công dân
được hưởng đầy đủ các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà họ xứng đáng được
hưởng. Hiện nay, trên cả nước có 25.000 cơ sở thờ tự tôn giáo, với hơn 22,3
triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm hơn 25% dân số cả nước.
Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam, đang cùng chung
sống hòa bình, đoàn kết, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Trong rất nhiều địa phương, chính quyền địa phương đã giúp đỡ các
tôn giáo tu sửa, tôn tạo nhà thờ, chùa chiền, tu viện; các cơ sở đào tạo chức
sắc tôn giáo như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo, Viện Thánh kinh
Thần của đạo Tin Lành được chính quyền các cấp tạo điều kiện hoạt động và phát
triển.
Thế nhưng, các thế lực
thù địch lại luôn tìm cách phủ nhận các thành tựu về tôn giáo của Đảng và Nhà
nước Việt Nam. Thậm chí, chúng còn ra sức xuyên tạc, bôi đen, vu cáo Nhà nước
“bóp nghẹt” tôn giáo. Nhiều báo cáo thường niên của bộ Ngoại giao Mỹ đều nhận
xét sai lệch, phiến diện về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam nói riêng,
của nhiều nước trên thế giới nói chung. Thực tế đó đã phơi bày một sự thật là
các thế lực thù địch nhân danh bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện
mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam, kích động tư tưởng ly
khai, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội
bộ của Việt Nam, hòng lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Và để thực hiện mưu đồ đó,
chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, giam cầm các “tù nhân
lương tâm”, đòi tôn giáo tự do hoạt động, không chịu sự quản lý của nhà nước.
Hiện nay, trên địa bàn Tây bắc, Tây Nghệ An,… các thế lực thù địch đang ráo
riết thực hiện mưu đồ lập ra đạo Vàng Chứ để thành lập cái gọi là Vương quốc
Mông tự trị. Trong khi đó, tại Tây nguyên, chúng đòi thành lập đạo Tin Lành Đê
ga, để mưu đồ lập ra Nhà nước Đê ga độc lập. Đồng thời, tại miền Tây Nam bộ,
chúng chủ trương dựng lên nhà nước Khơ me Krôm với luận điệu vu khống Nhà nước
đàn áp Phật giáo Nam tông ở đây. Đó là những thủ đoạn nham hiểm, trắng trợn
hòng phá hoại an ninh quốc gia, đe dọa độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đao do mua ha
Nhận xét