“Nền dân chủ kiểu Mỹ” nhìn từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016
Như vậy là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã kết thúc với thắng lợi về ứng
cử viên đảng Cộng hòa – tỷ phú Donald Trump. Cũng nhờ cuộc lên khuếch trương
của truyền thông nước ngoài cũng như trong nước mà chúng ta có thể biết và hiểu
rõ hơn về cuộc bầu cử “gay cấn” này. Nhìn nhận một thức tế là cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ lần này như một gameshow truyền hình hay một trận bóng đá được tường
thuật trực tiếp, nó gay cấn đến tận phút cuối cùng khi tiếng còi vang lên thì
mọi việc mới được ngã ngũ. Nhưng cũng qua cuộc bầu cử này chúng ta một lần nữa
mới thấy rõ được bản chất thực sự được hai từ “dân chủ” của nước Mỹ.
Với việc dành được 290 phiếu đại cư tri thì ông Donald Trump đã
trở thành vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Số phiếu này cao hơn rất nhiều lần
so với số phiếu của bà Hillary Clinton (232 phiếu đại cư tri). Như vậy chúng ta
có thể thấy một chiến thắng tuyệt đối và áp đảo cho ông Donald Trump. Nhưng
ngay sau khi kết quả bầu cử được công bố, nhiều nơi trên nước Mỹ đã diễn ra các
cuộc biểu tình lớn nhỏ khác nhau thậm chí là trở thành các cuộc bạo loạn. Vậy
tại sao trong một cuộc bầu cử được cho là dân chủ bậc nhất thế giới như nhiều
kẻ rêu rao lại để xảy ra tình trạng như thế này?
Chúng ta có thể để ý rằng, tổng thống Mỹ được bầu ra bằng
các lá phiếu của các đại cử tri có nghĩa là người dân Mỹ dù hôm đó có háo hức,
trang điểm thật đẹp, đến các điểm bỏ phiếu thật sớm thì họ cũng không phải là
người trực tiệp bầu ra vị tổng thống của mình.
Tính
đến ngày 19/11/2016, Hillary Clinton có khoảng 63,39 triệu phiếu phổ thông, còn
Donald Trump có 61,82 triệu phiếu, cách biệt 1,57 triệu phiếu, theo số liệu
do AP công bố. Tuy nhiên, Trump thắng Clinton về số phiếu cử tri
đoàn, 290 và 232, trong ngày bầu cử 8/11 và trở thành tổng thống đắc cử vì có
đủ 270/538 phiếu cần thiết.
Mặc dù được người dân Mỹ tín nhiệm hơn về phiếu phổ thông nhưng bà
Hilary Clinton vẫn phải ngậm ngùi thua cuộc so với ông Trump. Và có lẽ chính
người dân Mỹ không phục kết quả bầu cử trên nên mới diễn ra các cuộc biểu tình
phản đối kết quả bầu cử trên khắp nước Mỹ như vậy.
Lần gần đây nhất, tình trạng này xảy ra đó là cuộc bầu cử
tổng thống Mỹ vào năm 2000, khi đó, Al Gore có nhiều hơn đối thủ
đảng Cộng hòa George W. Bush hơn 540.000 phiếu nhưng vẫn thất cử. Và cũng trớ trêu thay, bà Hilary Clinton khi đó là thượng
nghị sỹ New York cũng đã thấy được sự bất cập nên đã phát biểu rằng: “Tôi vững
tin rằng trong một nền dân chủ, chúng ta phải tôn trọng ý nguyện của người dân
và đối với tôi, điều này có nghĩa là đã đến lúc phải hủy bỏ hệ thống bầu cử
bằng đại cử tri và tiến đến bầu cử dựa vào đầu phiếu phổ thông”. 16 năm sau lời
phát biểu đó, quy cách bầu cử dân chủ “theo kiểu Mỹ” này vẫn chưa được sửa đổi
và chính bà Hilary Clinton đã trở thành nạn nhân của nó. Và theo chiều người
lại, ông Trump cũng đã từng chỉ trích cách bầu cử đại cử tri, khi trước thềm
bầu cử tổng thống năm 2012, ông Trump viết trên Twitter rằng hệ thống đại cử
tri là “tai họa của nền dân chủ”. Và giờ đây ông lại giành được chức tổng thống
Mỹ nhờ hệ thống này.
Một người mà cách đây vài tháng còn được báo chí truyền thông và
người dân Mỹ gọi là kẻ “tâm thần chính trị” thì giờ đây đã trở thành tổng thống
Mỹ - người quyền lực bậc nhất thế giới là nhờ vào hệ thống bầu cử dân chủ Mỹ.
Đúng là chuyện gì không tưởng thì nó sẽ xảy ra ở trên đất nước Mỹ. Thế mà có
nhiều kẻ định mang thứ dân chủ đó áp dụng vào Việt Nam. Lại một lần nữa chúng
ta hãy xem những nơi mà Mỹ và phương Tây xuất khẩu dân chủ giờ nó hoang tàn ra
sao.
Đồng thời, bây giờ chúng ta cũng quan ngại sâu sắc tình hình biểu
tình và bạo loạn hậu bầu cử ở Mỹ. Vì nếu một số quốc gia áp dụng đúng bài cách
mạng đường phố vào tình hình nước Mỹ bây giờ thì chính quyền liên bang Mỹ cũng
chỉ tồn tại bằng ngày. Nó được thực hiện theo công thức mà Mỹ đã áp dụng với
các quốc gia khác như sau: sau bầu cử thì bên đối lập không chấp nhận kết quả
bầu cử, kích động người dân xuống đường, sau đó sẽ có vài tiếng súng nhắm vào
cảnh sát và người dân đẩy các cuộc biểu tình thành bạo loạn. Từ đó, sẽ tạo cớ
để các tổ chức dân sự lôi kéo người dân xuống đường lật đổ chính phủ hợp hiến,
lập nên một chính quyền khác.
Có lẽ giờ đây, thay vì đi rêu rao với các nước khác về giá trị của
“nền dân chủ kiểu Mỹ” thì nước Mỹ nên chăm chút cho chính nền dân chủ của mình thì
hơn.
Ngọc Thủy
Nhận xét