VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN,TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
Tự do ngôn luận, tự do báo chí
là một trong những mục tiêu phấn đấu cơ bản của con người nhằm cho mình quyền
được thông tin, trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí, nguyện vọng của con người
một cách công khai qua các phương tiện truyền thông đại chúng, là nhu cầu tinh
thần trong tiến trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, nhất là
trong thời đại bùng nổ thông tin... ở nước ta vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo
chí luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng và khẳng định đây là một
trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân.
Chính
vì vậy, Điều 10 Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quy
định: "Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do
tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự
do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài".
Kế thừa luận điểm đó, các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992, 2013 đều
khẳng định và bổ sung nội hàm tự do ngôn luận, tự do báo chí; đồng thời gắn quyền lợi với trách nhiệm
công dân, trách nhiệm xã hội của nhà báo. Điều
33 Hiến pháp năm 1992 quy
định: "Nhà nước phát
triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, điện ảnh, xuất bản,
thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạt
động văn hoá thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo
đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam". Điều 69 Hiến pháp năm 1992
quy định: "Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội
họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật". Trong Hiến pháp năm
2013, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như đã nêu ở trên, một lần nữa lại
được khẳng định.
Luật báo chí cũng nêu rõ trách nhiệm của Nhà
nước trong việc "tạo điều kiện thuận
lợi để công dân thực hiện
quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí". "Báo chí, nhà báo
hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức,
cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm
dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Báo chí phải được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi in, phát sóng". Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất coi trọng việc phát huy tự do tư
tưởng, tự do báo chí. Người nói giản dị nhưng rất dễ hiểu về mối quan hệ biện chứng giữa tự do ngôn
luận và trách nhiệm công dân: "chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào?
Đối với mọi vấn đề, mọi
người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền
lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. "Khi mọi người đã phát biểu ý
kiến, đã tìm thấy chân lý,lúc
đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục
tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với
lợi ích của Tổ quốc, của
nhân dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân -
tức là phục tùng chân lý". Có thể coi đây là lời căn dặn chí tình, sâu sắc
của Bác Hồ đối với mỗi
người làm báo chân chính.
Về nhiệm vụ của báo chí, Điều 6 Luật báo chí
ghi rõ: "Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện
quyền tự do ngôn luận của nhân dân". Người dân có quyền "Tiếp xúc,
cung cấp thông tin cho cơ
quan báo chí và nhà báo; gửi tin,
bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức,
cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; Tham gia
ý kiến xây dựng và thực
hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo trên báo
chí đối với các tổ chức
của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức
đó". Đây là bản chất của hoạt
động báo chí ở nước ta, phản ánh sinh động sự ưu việt của báo chí xã hội chủ
nghĩa: tự do báo chí để phục vụ lợi ích của số đông các tầng lớp nhân dân; tự
do báo chí nhằm duy trì sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước, góp sức xây dựng dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh ở Việt Nam.
Tuy nhiên, một số
phần tử thiếu
thiện chí đem ra "làm cớ" để phê phán ta "không có tự do báo
chí", chính là "ở Việt Nam không có báo chí tư nhân". Phải chăng
họ cố tình lờ đi rằng, trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã có sự
phát triển nhanhvề số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ những người làm báo, số lượng công chúng,
cơ sở vật chất kỹ
thuật, công nghệ, năng lực tài chính cũng như sự tác động và ảnh hưởng xã hội
tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông đều tăng nhanh. Hầu hết các bộ
ban, ngành, đoàn thế từ Trung ương đến địa phương, các giai cấp, giai tầng, các hội nghề nghiệp, các giới, các tôn
giáo lớn, các thành phần trong xã hội đều có tờ báo của mình.
Tính đến nay, cả nước có 812 cơ quan báo in với 1.084 ấn phẩm, trong đó 197 cơ quan có báo (gồm 84 báo chí Trung ương, 113 báo địa phương), 615
cơ quan có tạp chí (488 tạp chí Trung ương và 127 tạp chí địa phương). Toàn quốc có 67 đài phát thanh - truyền hình
Trung ương và địa phương, trong đó có 02 đài quốc gia, 01 đài truyền hình kỹ
thuật số, 63 đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh, 172 kênh chương trình phát thanh và truyền hình quảng
bá (99 kênh truyền hình, 73 kênh phát thanh). Ngoài hệ thống truyền hình quảng
bá, hệ thông truyền hình trả tiền ở nước ta phát triển mạnh bằng nhiều loại
công nghệ truyền dẫn như cáp, vệ tính, số mặt đất và đang bước đầu thử nghiệm
công nghệ IPTV. Trong lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 74 báo, tạp chí
điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử tổng hợp. Hội Nhà báo
Việt Nam quản lý hơn 19.000 hội viên, trong đó gần 17.000 nhà báo đã được cấp
thẻ hành nghề đang làm việc tại các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa
phương, luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi nhà báo hoạt động
tự do, sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.
Ở Việt Nam, báo chí đã thật sự là cơ quan
ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; là
diễn đàn và công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của các tầng lớp
nhân dân. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, phát biểu và đóng góp
ý kiến trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua các phương tiện thông
tin đạichúng, trong đó có
báo chí.Đồng thời, khi tham gia sinh hoạt, hoạt
động ở tổ chức nào, họ đều
có ấn phẩm báo chí của tổ
chức đó nhằm đáp ứng mọi nhu cầu và bảo đảm quyền được thông tin của mình.
Chính vì lẽ đó, đông đảo các giai cấp, giai tầng xã hội ở Việt Nam tự thấy không có nhu cầu xuất bản báo chí tư nhân.
Từ ngày Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập
quốc tế, vấn đề tự do,
công khai, minh bạch thông tin từng ngày càng được Nhà nước coi trọng và tạo
điều kiện thuận lợi cho các phương tiện truyền thông đại chúng hành nghề. Một
trong những hoạt động được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao là hơn
hai thập kỷ qua, các đài phát thanh, truyền hình đã thường xuyên truyền hình
trực tiếp các buổi chất vấn của đại biểu
Quốc hội dành cho các thành viên Chính phủ, kể cả Thủ tướng Chính phủ. Vài năm trở lại đây, báo chí
cũng tường thuật trực tiếp các kỳ họp chuyên đề củaỦy ban thường vụ Quốc hội. Theo đó, các
cuộc trả lời chất vấn dành cho
các thành viên Hội đồng nhân dân trong những kỳ họp của Hội đồng nhân dân các tình, thành phố trong cả nước đều được tường thuật
trực tiếp. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, tất cả các Bộ trưởng đều
nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ "Dân hỏiBộ trưởng
trả lời"trong những buổi giao lưu trực tuyên thường
xuyên. Nhiều năm qua, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành cử "người phát
ngôn" báo chí, có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời về những điều quan tâm, bức xúc của
nhân dân đối với từng
ngành, từng tổ chức cụ thể;
trả lời thực chất những vụ việc đăng trên các chuyên mục “ý kiến bạn đọc” của nhiều báo, đài cũng như những sự kiện lớn, những vụ việc tiêu cực nghiêm trọng
của ngành được báo chí đề cập. Đáp ứng đòi hỏi mới của nhân dân về tăng cường tính công khai, minh bạch
thông tín, ngày 4-5-2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho
báo chí cũa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phù,
ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các quy
định của pháp luật và hoạt động báo chí hiện hành. Văn phòng Chính phủ tổ chức
cung cấp thông tin cho báo
chí định kỳ một tháng một lần về hoạt động, chỉ đạo công tác điều hành của Chính phủ. Các cơ quan bộ,
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình theo từng
tháng; và ít nhất ba tháng một
lần tổ chức họp báo. Ngoài ra, quy chế còn nêu rõ người có quyền phát ngôn
có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tín kịp thời, chính xác cho báo chí trong ba
trường hợp đột xuất, bất thường sau: một là, khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về các sự kiện, vấn đề quan trọng nhằm cảnh báo kịp thời
và định hướng dư luận; hai là,khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo,
quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các
sự kiện, vấn đề thuộc
phạm vi quản lý của cơ quan; ba là, khi có căn
cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ
quan mình quản lý để yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định
của pháp luật.
Có thể nói, với vai trò phản ánh và tham gia phản biện xã hội, báo chí ngày
càng là một kênh quan trọng để các cơ quan chức năng tham khảo nhằm bổ sung,
hoàn thiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sao cho sát hợp hơn với cuộc sống của nhân dân. Cùng với việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, báo
chí đã tích cực tham gia đấu tranh có
hiệu quả trong chống tham
nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Trên đây là những minh chứng hùng hồn cho quá trình mở rộng tự do ngôn luận, tự do báo chí,
góp sức tăng cường nền dân chủ ở Việt Nam. Từ đó, có thể đi tới kết luận rằng, dù trong bất kỳ xã hội nào thì tự
do báo chí chi mang tính tương đối, bởi tự do báo chí phải được thực hiện trong
khuôn khổ của pháp luật, bị pháp luật điều hành, quản lý và phù hợp điều kiện
lịch sử cụ thể của từng nước. Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền báo chí
tự do, trong đó nhà báo được tự do hành nghề, tự do công hiến sức sáng tạo của
mình để phục vụ công chúng
theo đúng lương tâm và trách nhiệm của người làm báo chân chính vì mục đích cao
cả của đất nước, của dân tộc. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc tùy
tiện, muốn viết gì,
viết như thế nào thì viết. Ngoài sự chi phối của pháp luật, còn có sự chi phối của lương tâm, trách nhiệm và sự
giác ngộ chính trịcủa người làm
báo. Không thể có "tự do báo chí tuyệt đối". Tự do sáng tạo trong báo chí trước hết thể hiện
ở việc nhà báo phải cung cấp thông tin trung thực, chính xác, phục vụ sự tiến bộ của xã hội, vì lợi ích của đại đa
số nhân dân. Điều cần nhấn mạnh là, ngoài các quy định về pháp luật, mỗi nhà báo khi thao
tác nghề nghiệp, đều cần suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng khi xử lý
một thông tin, một sự kiện để tự trả lời câu hỏi: Nên hay không nên, hoặc chưa
nên thông tin, bình luận nếu sự kiện đó làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân
tộc. Các thế lực cơ hội, thù địch từng la lối: "Việt Nam đàn áp những
người bất đồng chính kiến". Đây là sự quy chụp, vu cáo trắng
trợn, vì trong thực tế, một số người bị ta xử lý về hành chính hoặc pháp luật
chính là vì họ đã sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin xuyên
tạc, bịa đặt, kích động chống lại Đảng, Nhà nước ta. Một số sự kiện
"nóng" vừa qua trên Biển Đông; ở Mường Nhé (Điện Biên); ở Con Cuông
(Nghệ An)... rất đáng để
người cầm bút suy ngẫm về trách nhiệm xã hội cao cả của nhà báo khi cân nhắc,
phân tích kỹ lưỡng để tìm ra bản chất sự việc, quyết định thời điểm và dung
lượng thông tin nhằm thiết thực lợi ích nhân dân, góp sức ổn định tình hình
chính trị - xã hội của đất nước, tạo điều kiện tiền đề quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng lớn của
bạn bè quốc tế dành cho Việt Nam.
Thực tiễn ngày càng thể sáng tỏ rằng, ở nước
ta, đã thực sự có tự do ngôn luận, tự do báo chí trên cơ sở từng nhà báo thực
hiện đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người
cầm bút trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu ai đó cố tình lợi dụng
dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc đều bị xử lý bình đẳng, nghiêm minh bằng
hành chính hoặc bằng pháp luật.
Ngọc Nga
Nhận xét