TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Nằm trong mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch quốc tế được sự tiếp tay của một số phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa, biến chất ở trong nước sử dụng mọi biện pháp, để chống phá ta về chính trị, tư tưởng, làm xói mòn lòng tin với Đảng, với chế độ; đi đến mục tiêu cao hơn là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Một trong những mục tiêu chúng tập trung chống phá là: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho nam cho hành động của Đảng ta. Chúng rêu rao cho rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Chủ nghĩa Mác – Lênin, trước hết là chủ nghĩa xã hội khoa học là sai lầm và đối lập với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh, thực chất là bác bỏ mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ đó, tạo ra sự ngộ nhận trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, gây mất niềm tin vào quan điểm, đường lối. Chúng vu khống, bịa đặt cho là thực hiện chủ nghĩa Mác – Lênin ở đâu, ở lĩnh vực nào thì nơi đó kinh tế kém phát triển, dân chủ bị bóp nghẹt, con người mất tự do. Đồng thời phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh bằng luận điệu: “Hồ Chí Minh chỉ là người tiếp thu mù quáng chủ nghĩa Mác – Lênin chứ khô hề có tư tưởng cao siêu...
Sự thực ở đây là như thế nào? Từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chân xâm lược nước ta đẩy dân tộc vào cảnh nô lệ, khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, thiếu phương pháp luận khoa học cách mạng trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời đại. Trước nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đến với Chủ nghĩa Mác – Lênin để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh tìm thấy trong chủ nghĩa Mác-Lênin phương thức đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, bóc lột để tự giải phóng cho dân tộc mình. Người tìm thấy sự gắn bó khăng khít giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa bị áp bức. Từ đó, Người tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
 Ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy sự khác biệt giữa các nước tư bản ở Châu Âu mà Mác - Ăngghen và Lênin đã nghiên cứu so với thực tiễn Việt Nam, một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát triển...Người đã đề xuất bổ sung về “cơ sở lịch sử phương Đông”, để gắn lịch sử ở phương Đông và Việt Nam.
Hồ Chí Minh là người đi tiên phong trong chống chủ nghĩa thực dân, Người đưa ra luận điểm  rất quan trọng về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cuộc cách mạng ở “chính quốc”, nhân dân thuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng mình.
Hồ Chí Minh có quan điểm sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quốc tế. Người chỉ rõ, chủ nghĩa dân tộc là độc lực của đất nước; chính từ đây Đảng ta đã đúc kết thành lý luận tạo thành sức mạnh tổng hợp bằng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Trong vấn đề xây dựng Đảng, theo Người ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, đó là quy luật hình thành Đảng bằng kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Đảng vừa đại diện cho lợi ích của giai cấp, vừa đại diện cho lợi ích của dân tộc. Đây là sự sáng tạo về xây dựng Đảng kiểu mới ở một nước thuộc địa.
Đặc biệt, trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với truyền thống chống xâm lược của dân tộc, lên trình độ cao về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tiến hành chiến tranh nhân dân, đánh thắng những tên đế quốc sừng sỏ nhất.
Tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh còn thể hiện trong việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và các lĩnh vực khác như: kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, xây dựng các thế hệ cách mạng cho đời sau hết sức phong phú, sâu sắc..
Sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là một thực thể khách quan, đã được lịch sử kiểm nghiệm bằng cả lý luận khoa học và thực tiễn sinh động, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các đế quốc sừng sỏ, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đưa nước ta vững bước đi lên CNXH. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thành tựu to lớn: Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên từng bước, giữ vững được môi trường hòa bình ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.
Có thể thấy rằng: Mọi luận điệu tách rời Tư tưởng Hồ Chí Minh với nền tảng tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lênin là vô căn cứ và càng không thể. Cũng đã chứng minh; việc tiếp thu đầy sáng tạo và phát triển học thuyết Mác – Lênin trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là càng đúng đắn và có cơ sở. Đòi hỏi chúng ta cần tin tưởng sâu sắc vào nền tảng tư tưởng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã chọn. Đồng thời, tăng cường miễn dịch, chống lại những tư tưởng sai trái phản động.
                                                                                KIM OANH

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC