KHÔNG CÓ CHUYỆN QUÂN ĐỘI “TRUNG LẬP” HAY “ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ”
Trong những năm qua, thế lực thù địch,
phản động tìm cách đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống lại sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Một trong những nội dung các thế lực
này tập trung chống phá là lĩnh vực chính trị tư tưởng, trong đó có đòi hỏi phi
lý về “phi chính trị hóa” quân đội.
Với luận điểm: “Quân đội phải trung
thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức
chính trị nào”, trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các trang mạng
xã hội Internet, cái gọi là “các nhà đấu tranh cho dân chủ” đã “lớn tiếng” phê
phán quy định “lực lượng vũ trang nhân dân phải trung thành với Đảng Cộng sản
Việt Nam” trong Hiến pháp. Khi nghe những lập luận này, những người nhẹ dạ, cả
tin dễ bị mắc lừa mà không biết rằng, đây là thủ đoạn nhằm chuyển lập trường
chính trị của lực lượng vũ trang cách mạng sang lập trường của bọn cơ hội chính
trị, của giai cấp tư sản. Họ ra sức bôi nhọ, nói xấu, đòi xóa bỏ hoạt động công
tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Đồng thời, họ dựng chuyện, bóp méo
các sự kiện lịch sử có quân đội tham gia, thổi phồng khuyết điểm của một vài
đơn vị quân đội, công an và một bộ phận quân nhân, chiến sĩ công an trong quá
trình làm nhiệm vụ… Mục tiêu của chúng là thúc đẩy sự “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” trong nội bộ quân đội, làm cho quân đội ta xa rời mục tiêu, lý tưởng cách
mạng và sự lãnh đạo của Đảng; biến chất về chính trị, tiến tới vô hiệu hóa vai
trò của quân đội là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đây là những thủ đoạn rất tinh vi và
thâm độc, nhưng không có cơ sở cả về lý luận và thực tiễn và chỉ có thể đánh lừa
được những người nhẹ dạ, cả tin.
Trong thực tế, thứ nhất, cần khẳng định
rằng, trên thế giới không có một quân đội của một quốc gia nào “trung lập về
chính trị” hay “đứng ngoài chính trị” vì quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của
chính quyền.
Cách đây hơn 200 năm, Clausewitz nhà lý
luận quân sự nổi tiếng của nước Phổ đã nói rằng: “Chiến tranh là sự kế tục của
chính trị”, trong khi quân đội ra đời để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Luận
điểm này được thừa nhận rộng rãi trong cả khoa học quân sự tư sản lẫn khoa học
quân sự vô sản.
Chính V.I. Lê-nin cũng đánh giá cao luận
điểm này. Vì vậy, khi đã thừa nhận “chiến tranh là sự kế tục của chính trị” thì
tất yếu phải thừa nhận: không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng
ngoài chính trị”, hoặc “trung lập về chính trị”, bởi bất cứ cuộc chiến tranh
nào cũng có mục tiêu chính trị, phản ảnh lập trường chính trị của các bên tham
chiến và quân đội của các bên tham chiến đều được lực lượng chính trị cầm quyền
tổ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị đó của cuộc chiến tranh.
Lịch sử đã chứng kiến hàng nghìn vụ đảo
chính trên thế giới từ xưa đến nay và có những giai đoạn, đảo chính quân sự xảy
ra như cơm bữa ở châu Phi. Chỉ tính riêng ở Thái Lan, trong hơn 70 năm qua,
quân đội đã thực hiện 19 lần đảo chính và âm mưu đảo chính.
Trong khoảng hơn một thập kỷ, từ cuối những
năm của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 (1990 - 2003), quân đội Mỹ và đồng minh đã tiến
hành bốn cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại các nước độc lập có chủ quyền, bất
chấp dư luận, luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc (chiến tranh vùng
Vịnh 1990-1991; chiến tranh Nam Tư 1999; chiến tranh Afghanistan 2001 và chiến
tranh Iraq 2003). Gần đây là việc quân đội Mỹ và NATO tiến hành các cuộc chiến
tranh hoặc can thiệp quân sự ở Trung Đông - Bắc Phi nhằm lật đổ các chế độ “cứng
đầu” và thiết lập chế độ mới theo Mỹ và phương Tây. Vậy sao lại cho rằng quân đội
“trung lập về chính trị” hoặc “không can thiệp về chính trị”!
Thứ hai, quân đội bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Quân đội là một
thành phần của nhà nước, là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước để bảo vệ
thành quả mà lực lượng chính trị cầm quyền có được qua các cuộc đấu tranh giành
quyền lực. Quân đội mang bản chất của giai cấp tổ chức xây dựng, giáo dục, rèn
luyện và sử dụng nó. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội là phục vụ cho mục
tiêu, lý tưởng của giai cấp đã tổ chức ra nó. V.I. Lê-nin đã khẳng định: “Quân
đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị, đó
là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản…”.
Thực tiễn trên thế giới cho thấy, quân đội
của bất kỳ quốc gia nào cũng là một lực lượng chính trị quan trọng mà bất cứ
nhà nước nào, giai cấp cầm quyền nào cũng phải nắm lấy để bảo vệ quyền lợi
chính trị và kinh tế của mình.
Việc hô hào quân đội chỉ phục tùng nhà
nước, không phục tùng Đảng Cộng sản thực chất là tuyên truyền cho sự chuyển hóa
lập trường chính trị của giai cấp công nhân sang lập trường chính trị của giai
cấp tư sản, lôi kéo quân đội tham gia vào chính trị của giai cấp tư sản.
Thứ ba, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt
Nam cho thấy, Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ các phong trào đấu tranh
chính trị của quần chúng, được Đảng ta và Bác Hồ kính yêu sáng lập và rèn luyện
để giành và giữ chính quyền cách mạng, nên quân đội ta là một lực lượng chính
trị tin cậy của Đảng và Nhà nước.
Quân đội ta là lực
lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu
và trưởng thành, Quân đội ta luôn là lực lượng chính trị trung thành tuyệt đối
với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Điều đó được thể hiện trước hết ở sự thống nhất
về mục tiêu chiến đấu của Quân đội với mục tiêu chính trị của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Cho dù các
thế lực thù địch có hiểm độc đến đâu, song chúng cũng không thể đạt được mục
đích chuyển hóa hòng làm cho quân đội ta “đứng ngoài chính trị” hoặc “trung lập
về chính trị”.
BLUE SKY
Nhận xét