THỰC CHẤT CÁI GỌI LÀ “ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP”
Xung quanh các vấn đề dân chủ, đa nguyên chính trị, đa
đảng đối lập... cũng có nhiều điểm từ lâu đã rõ ràng, nhưng hiện nay vẫn có một
số “nhà dân chủ” là chưa kịp cập nhật kiến thức, hoặc cố tình giữ lập trường
sai trái.
Có thể thấy, các đảng chính trị có thể có nhiều tính
chất, đặc điểm khác nhau, nhưng tiêu chí cơ bản nhất để phân định chúng là cơ
sở giai cấp xã hội xuất phát. Theo tiêu chí này trong một chế độ chính trị đa
nguyên, số đông các chính đảng, thật ra được quy về chỉ một số ít các nhóm đảng
phái tương ứng với cơ cấu giai cấp của xã hội đương thời. Trong đó, nói chung
mỗi nhóm đảng phái ấy về thực chất vẫn chỉ là một đảng duy nhất của một giai
cấp duy nhất tương ứng.
Trong các xã hội tư sản phương Tây hiện đại, tình hình
cũng không khác hơn về bản chất. Các đảng Dân chủ hay Cộng hoà ở Mỹ, Bảo thủ
hay Công đảng ở Anh... chẳng qua đều chỉ là những nhóm phái khác nhau của cùng
một chính đảng của giai cấp tư sản ở quy mô quốc gia - dân tộc, hoặc thậm chí ở
cả quy mô quốc tế. Do vậy, cuộc đấu tranh giữa các đảng này chỉ là thực đối với
chính chúng, còn đối với xã hội thì phần nhiều chỉ là ảo. Tình hình cử tri ở
nhiều nước phương Tây và nhiều nền nền chính trị đa đảng tư sản khác ngày càng
chán ngán, thờ ơ, tẩy chay các cuộc bầu cử tại đây minh chứng rõ rệt cho điều
đó. Ngoài ra, trên thực tế trong xã hội tư sản từ hàng trăm năm qua và kể cả
cho đến nay, các đảng cộng sản và phong trào công nhân luôn bị khủng bố, cấm
đoán hoặc o ép nặng nề. Trên ý nghĩa ấy, nền chính trị đa đảng trong xã hội tư
sản chỉ là hình thức. Còn trong bản chất nội dung của nó, có thể nói nền chính
trị này đúng hơn chính là độc đảng tư sản.
Như
vậy, thể chế đa đảng, đa nguyên, dân chủ tư sản không
hề vượt qua mà vẫn bị chế ước bởi một trong những tính quy luật chính trị cơ
bản của xã hội có giai cấp. Đó là, một chính đảng duy nhất, hoặc một chính đảng
trong một nhóm đảng của cùng một giai
cấp chủ đạo trong hệ thống cơ cấu giai cấp xã hội sẽ đề xướng cương lĩnh, đường
lối, chương trình phát triển cho toàn xã hội, đất nước, dân tộc. Cương lĩnh,
đường lối, chương trình này sẽ được triển khai thực hiện cụ thể bằng bộ máy nhà
nước tương ứng của chính đảng và giai cấp đó. Ở đây hình thái tổ chức và hoạt
động của chính đảng, nhà nước có thể là đa đảng, dân chủ song bản chất giai cấp
xác định và nhất quán của các thiết chế này không thay đổi và chúng vẫn luôn bị
chi phối bởi mục tiêu lợi ích giai cấp chủ đạo xuất phát của mình. Bởi thế, xét
đến cùng thì vấn đề cơ bản, cốt lõi quan trọng và thiết thực nhất chỉ là: “giai
cấp chủ đạo” ấy mang bản chất gì và có vai trò, vị trí, tác dụng như thế nào
đối với toàn xã hội, đất nước, dân tộc? Nó có phải là giai cấp tiến bộ, tiêu
biểu cho xã hội, đất nước, dân tộc hay không? Lợi ích riêng của nó có phù hợp
với lợi ích và xu thế phát triển của xã hội, đất nước, dân tộc và cả thời đại
hay không? Theo đó, có thể thấy: thể chế đa đảng, đa nguyên, dân chủ của giai
cấp tư sản ngày nay, một giai cấp đã không còn đại diện và phù hợp với lợi ích
phát triển chung của tất cả các xã hội, dân tộc, đất nước trên thế giới nữa, rõ
ràng cũng không thể có vai trò, tác dụng tích cực nào đối với sự phát triển và
tiến bộ thực sự của xã hội, quốc gia dân tộc và thời đại.
Ở Việt Nam, trong điều kiện thực tế hiện nay bất kỳ
thể chế chính trị đa đảng, đa nguyên, dân chủ tư sản nào cũng đều mang tính
ngoại lai vay mượn, hình thức giả hiệu và hạn hẹp tiêu cực, do đó đều là bất
cập, không thiết thực hiệu quả, không cần thiết và phải loại bỏ hoàn toàn. Lịch
sử Cách mạng Việt Nam 90 năm qua minh chứng và khẳng định hùng hồn rằng: Đảng
Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là người lãnh đạo duy nhất xứng đáng giai
cấp công nhân, nhân dân và dân tộc ta giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Để làm tròn sứ mệnh quang vinh đã được giao phó ấy, cũng như trong
suốt chiều dài năm tháng hoạt động, tranh đấu của mình, đặc biệt trong hơn 30
năm qua, Đảng ta ra sức quyết tâm tự đổi mới trên nền tảng chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nghiêm túc thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ, phê bình và tự phê bình; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Không cần đến bất cứ một thứ “đối trọng” bên trong hay bên ngoài nào, đây chính
là động lực, cơ chế thực tế mạnh mẽ hữu hiệu làm cho Đảng ta trở nên ngày càng
trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống 90 năm lịch sử vẻ vang của mình;
giữ vững, tăng cường bản chất giai cấp công nhân; nâng cao vai trò, năng lực
lãnh đạo; đồng thời cũng làm cho quá trình dân chủ hoá xã hội, đất nước phát
triển, kinh tế, văn hoá được đẩy mạnh và đạt kết quả thiết thực.
ĐĂNG TÂM
Nhận xét