ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN DO NHÀ NƯỚC ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
Luật đất đai 2013 số
45/2013/QH13đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, luật đất đai có 14
chương với 212 điều.Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và
trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất
quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Sau khi luật đất đai được sửa đổi
bổ sung, các tầng lớp nhân dân đều nhất trí cao và chấp hành triệt để
trong thực hiện điều luật. Bởi lẽ, việc hiến định chế độ sở hữu toàn dân
về đất đai đã tạo điều kiện để đất đai được sử dụng có hiệu quả và phù
hợp với lợi ích chung của người dân và mục đích của Nhà nước. Bên cạnh đó, qua
thời gianthực hiện vẫn còn một số ý kiến phản hồi, phải tư nhân hóa đất
đai; thậm chí còn cho rằng, sở hữu toàn dân về đất đai là nguyên nhân
sâu xa dẫn đến những vụ đơn thư,khiếu nại, tố cáo trong nhân dân thời
gian qua trong việc thực hiện sở hữu đất đai.
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa mục đích để làm rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản là giai cấp
bóc lột, C.Mác đã chỉ ra giai cấp tư sản bóc lột sức lao động của người công
nhân không những trong lĩnh vực công nghiệp mà nó còn cả trong lĩnh vực nông
nghiệp, đó là địa tô tư bản chủ nghĩa.Lý luận địa tô TBCN đã chỉ rõ phương thức
kinh doanh TBCN trong nông nghiệp dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai.Địa
tô TBCN là biểu hiện đặc thù của quan hệ sản xuất TBCN trong lĩnh vực nông nghiệp.
CNTB đã hoàn thành phá vỡ sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, buộc nông dân bị thôn
tính ruộng đất phải làm thuê, lệ thuộc vào tư bản kinh doanh nông nghiệp và người
cho vay nặng lãi. Trong CNTB, độc quyền tư hữu ruộng đất gắn với độc quyền
kinh doanh ruộng đất tất yếu sinh ra địa tô (bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài
lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư trong nông nghiệp phải nộp cho chủ sở hữu
ruộng đất). Địa tô tuyệt đối chỉ tồn tại trong điều kiện của chế độ tư hữu ruộng
đất.Muốn xóa bỏ địa tô tuyệt đối, phải xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất. Như vậy
lý luận về ruộng đất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin vạch rõ tính chất thối nát của
chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và yêu cầu tất yếu phải giành lại quyền làm chủ
ruộng đất cho nông dân trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; đồng
thời, đấu trang đòi thủ tiêu quan hệ tư hữu ruộng đất TBCN.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là
điều kiện phát triển đất nước theo định hướng XHCN, là tài nguyên quốc gia vô
cùng quý giá; là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản nguồn lực to lớn của đất
nước và là nguồn sống của nhân dân. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai không chỉ
phù hợp với lý luận Mác - Lê-nin, với thực tiễn lịch sử mà nó còn là một tất yếu
khách quan của quá trình phát triển ở nước ta.
Về mặt kinh tế - xã hội, đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt; là đối tượng sở hữu đặc biệt không thể đánh đồng
như sở hữu những tư liệu sản xuất khác và là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng
nhất đối với sự tồn tại của cả cộng đồng xã hội. Đất đai là lãnh thổ; là nơi cư
trú của cả cộng đồng, cũng là cơ sở vật chất để tiến hành xây dựng chiến lược,
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, đất đai có vai trò, vị trí,
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn vong, ổn định và phát triển của quốc
gia, dân tộc. Như vậy mỗi chúng ta hôm nay, đang được sống trong thời bình, làm
ăn sinh sống trên chính mảnh đất mà các thế hệ cha ông chúng ta đã hy sinh
xương máu giành lại nền độc lập tư do, do đó đất đai không bao giờ được coi là
đối tượng sở hữu cá nhânmà nó phải thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản
lý.
Đất đai dù là tư liệu sản xuất đặc
biệt nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nó vẫn phải vận động
theo quy luật khách quan. Vì thế, cần có chủ thể sản xuất và trao đổi cụ thể.Nếu
không thì quan hệ sở hữu cũng bị biến dạng, lực lượng sản xuất không thể phát
triển được. Cho nên, ở Việt Nam, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn.
Đối tượng được giao quyền sử dụng đất đã được mở rộng, đa dạng hóa. Quyền của
người sử dụng đất cũng được tăng thêm, gồm các quyền: Quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Như thế, quyền sử dụng
đất là quyền của mỗi người dân, người dân không ủy quyền cho Nhà nước, người
dân cũng không bị mất quyền này. Trái lại, mọi người dân có quyền tiếp cận với
đất đai và đất đai được sử dụng có hiệu quả, hợp lý.
Cũng cần
hiểu rằng, quyền sử dụng đất không phải là quyền sở hữu.Quyền sử dụng đất là
quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng
đất đai được biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân. Nhà nước
đại diện chủ sở hữu thực hiện việc kiểm soát quyền sử dụng và định đoạt thu hồi
đất đai khi cần thiết. Người sử dụng đất có trách nhiệm bồi bổ, khai thác hợp
lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật, được bồi thường thỏa đáng khi Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, làm chủ đất
đai là thực hiện đúng các quyền của người sử dụng đất.
Trong những
năm qua, tình trạng quản lý, sử dụng đất đai còn nhiều bất cập, lãng phí diễn
ra ở hầu khắp các địa phương, chính sách pháp luật về đất đai và việc thực thi
chính sách pháp luật về đất đai ở các cấp từ Trung ương xuống địa phương còn những
hạn chế, thiếu sót. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên những bức xúc trong nhân,một
số đối tượng cơ hội, thành phần bất hảo và một bộ phận nhân dân bị kích động,
lôi kéo đã có những hành hành động dân dẫn đến khiếu kiện, tố cáo kéo dài ở nhiều
nơi và đây cũng là một trong những trở ngại lớn của phát triển kinh tế - xã hội
đã được đề cập nhiều. Thời gian qua, dù các cấp, các ngành đã đẩy mạnh thanh
tra, xử lý vi phạm nhưng tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở
một số chính quyền, địa phươngvẫn còn xảy ra.
Do vậy có nhiều ý kiến cho rằng,
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai chính là nguồn gốc của những đơn thư, khiếu tại,
tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai hiện nay là mơ hồ, sai lầm, lẫn lộn giữa
bản chất và hiện tượng. Những bức xúc của nhân dân về đất đai bắt nguồn chủ yếu
từ những yếu kém trong công tác sử dụng, quản lý đất đai còn nhiều lỏng lẻo, chưa
xem xét kỹ càng và đền bù cho dân nhiều nơi chưa thỏa đáng.
Việt Nam là một
nước nông nghiệp, phần lớn dân số là nông dân, nguồn sống chủ yếu từ đất đai. Sở
hữu toàn dân tức là mỗi người dân đều có quyền, còn Nhà nước chỉ là đại diện chủ
sở hữu thực hiện quyền quản lý về đất đai, bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả.
Đồng thời, việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta hiện nay
còn tránh được những hậu quả do chế độ sở hữu tư nhân đất đai gây ra, xóa bỏ
tình trạng dùng độc quyền sở hữu đất đai với mục đích bóc lột người sử dụng đất.
Nhân dân ta không lựa chọn con đường phát triển TBCN, tư nhân hóa đất đai, hy
sinh quyền lợi làm chủ ruộng đất của người lao động, chấp nhận sự tích lũy ruộng
đất vô lối vào số ít người giàu có trong xã hội. Hiến pháp quy định sở hữu toàn
dân về đất đai là cơ sở pháp lý để mọi người bảo vệ lợi ích của chính mình
trong việc sử dụng tài sản công. Vì vậy, kiên trì nguyên tắc hiến định đất đai
thuộc sở hữu toàn dân không chỉ phù hợp với thực tiễn lịch sử, mà còn là điều
kiện phát triển đất nước theo định hướng XHCN.
Như vậy, việc thể chế
hóa chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong Hiến pháp đã nhận được sự đồng
tình, nhất trí cao trong nhân dân. Còn việc quy định Nhà nước là đại diện chủ sở
hữu đất đai và thống nhất quản lý cũng xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là
Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Từ những vấn đề
trên cho thấy, việc quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của Hiến pháp
là cần thiết và đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta hiện nay, bảo
đảm sự thống nhất lợi ích của người dân và lợi ích quốc gia.Dương Duy
Nhận xét