BẢN CHẤT PHẢN ĐỘNG, PHẢN KHOA HỌC CỦA THỦ ĐOẠN “PHI CHÍNH TRỊ HÓA QUÂN ĐỘI”


Hiện nay, vấn đề “phi chính trị hóa quân đội” là một tư­ t­ưởng nhất quán trong chiến lư­ợc “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đối với quân đội ta. Qua đó, chúng kỳ vọng sẽ làm cho quân đội ta biến chất, không còn là lực lư­ợng chính trị tin cậy của Đảng, là công cụ bạo lực sắc bén của Nhà n­ước ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. Chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ cho rằng, muốn xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tr­ước hết phải loại bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội nhân dân, loại bỏ chế độ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội. Chúng luôn tuyên truyền quân đội cần phải tập trung về sức mạnh quân sự, quân đội không tham gia vào chính trị ...
Với những quan điểm sai trái đó, trên thực tế ít nhiều đã có ảnh hư­ởng đến trạng thái chính trị, tinh thần của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta hiện nay. Đã xuất hiện ở một số cán bộ, đảng viên mất cảnh giác, mơ hồ, lẫn lộn bạn thù, lẫn lộn giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa t­ư bản, hoài nghi về những thành tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực và con đ­ường đi lên chủ nghĩa xã hội ở n­ước ta; thiếu sự tin t­ưởng vào khả năng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nư­ớc ta trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế; hoài nghi về sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Cũng có ngư­ời ngộ nhận, đ­ưa ra ý kiến cho rằng quân đội nên bớt tham gia vào chính trị (!)... Những biểu hiện đó, nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ là kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng gieo rắc sự hoài nghi về mục tiêu, lý t­ưởng chiến đấu: vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội qua đó mà làm suy giảm sức chiến đấu của quân đội ta.
Giọng điệu về “phi chính trị hóa quân đội” đã được các thế lực thù địch bàn luận và đưa ra từ lâu. Ngày nay, vẫn cái giọng điệu ấy nhưng được vin vào các cớ khác nhau và trong hoàn cảnh mới. Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, thì một số giọng điệu nhân danh dân chủ, nhân quyền lại đưa ra quan điểm “phi chính trị hóa quân đội”, hủy bỏ hoặc thay điều 4 trong Hiến pháp ở nước ta. Một lần nữa chúng ta lại phải chỉ ra những gì là phi lý về mặt khoa học và hàm ý phản cách mạng trong đó.
 Vấn đề “phi chính trị hóa quân đội” hay không “phi chính trị hóa quân đội” không phải là tùy tiện, chủ quan, võ đoán, mà phải có căn cứ khoa học. Trong xã hội có giai cấp không có hiện tượng xã hội nào không mang bản chất giai cấp. Điều này cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh. Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Các mâu thuẫn cơ bản của thời đại vẫn còn tồn tại, cho nên càng không thể có một hiện tượng xã hội nào không mang bản chất giai cấp. Sự tồn tại và phát triển của quân đội nói chung cũng như quân đội ta hiện nay đều là sản phẩm của xã hội, của thời đại có giai cấp. Quân đội dù tiếp cận ở góc độ, phương diện nào thì vẫn là một tổ chức vũ trang, công cụ của một giai cấp, một nhà nước thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Đối với quân đội của các giai cấp thống trị, nhà nước của giai cấp bóc lột thì nó là một tổ chức vũ trang, công cụ bạo lực dùng vào việc đàn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị. V.I. Lênin chỉ rõ: “Không phải chỉ dưới chính thể quân chủ, quân đội mới là công cụ đàn áp. Nó vẫn là công cụ đàn áp trong tất cả các chính thể cộng hòa tư sản, kể cả những chính thể cộng hòa dân chủ nhất” [1]. Trong cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giai cấp thống trị, giai cấp bị trị, giai cấp cách mạng chỉ có thể giành được thắng lợi khi có một tổ chức vũ trang làm công cụ dẫn dắt toàn thể nhân dân lao động đánh bại công cụ bạo lực là quân đội của giai cấp thống trị. Đây là một vấn đề tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong lịch sử. Trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong thời đại ngày nay như V.I. Lênin chỉ rõ: “Cần có một quân đội cách mạng để đấu tranh bằng quân sự và lãnh đạo quần chúng về mặt quân sự chống lại những tàn dư của lực lượng quân sự của chế độ chuyên chế. Cần có quân đội cách mạng vì những vấn đề lịch sử vĩ đại chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực, mà trong cuộc đấu tranh hiện đại, thì tổ chức vũ lực có nghĩa là tổ chức quân sự” [2]. Đối với quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải phóng. Muốn giải phóng thì phải đánh phát xít Nhật và Pháp. Muốn đánh chúng thì phải có lực lượng quân sự” [3]. Với những nội dung trên cho thấy, sự ra đời của quân đội nói chung và của quân đội ta nói riêng là tất yếu của lịch sử đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và nó không thể không mang bản chất giai cấp. Vậy những quan điểm đưa ra về “phi chính trị hóa quân đội ” hiện nay dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn nào???. Những lý do mà họ đưa ra hoàn toàn không có căn cứ khoa học và thực tiễn. Vì thế, những luận điệu về “phi chính trị hóa quân đội” hiện nay đã bộc lộ rõ một nội dung phản động không thể chấp nhận một cách tùy tiện. 
 Lý luận về quân đội mang bản chất giai cấp, bản chất chính trị cũng chỉ ra sự tồn tại của quân đội chỉ là phạm trù lịch sử, chỉ có trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội tiền sử cũng như xã hội tương lai của nhân loại không có giai cấp, không có chính trị thì quân đội cũng không có. Trong nghiên cứu của mình, Ph.Ăngghen chỉ rõ trong xã hội tiền sử, xã hội cộng sản nguyên thủy không có giai cấp và ở đó: “Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan tòa, không có nhà tù, không có những vụ xử án - thế mà mọi việc đều trôi chảy” [4]. Mô hình đó sẽ phải diễn ra trong xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa và ở đó sự tồn tại giai cấp cũng như quân đội không còn thì cũng không còn đặt ra “phi chính trị hóa quân đội” hay không “phi chính trị hóa quân đội”. Nhưng trong thời đại hiện nay, những luận điệu về “phi chính trị hóa quân đội” thật là một sự lố bịch về chính trị và nghịch lý về khoa học.
 Nhận diện bản chất phản động, phản khoa học của những luận điệu về “phi chính trị hóa quân đội” hiện nay là một trong những cơ sở để củng cố thái độ, niềm tin, ý chí vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng quân đội ta hiện nay cần tiếp tục khẳng định bản chất chính trị, bản chất giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng và không thể chấp nhận những luận điệu về “phí chính trị hóa quân đội”. Một nội dung quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục khẳng định phải: “Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân…” [5]. Khẳng định này còn phải được luật hóa trong Hiến pháp để tạo ra cơ sở pháp lý cao nhất cho xây dựng quân đội nhân dân theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân” [6], xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Đây là cơ sở khoa học để đấu tranh, loại trừ, vô hiệu hóa những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1]V.I. Lênin Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr. 610
 [2] V.I. Lênin Toàn tập, tập 37, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr. 367
 [3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 329
 [4] C. Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 147
            [5]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 83.

[6]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 82
                                                                                                           Diệp Vấn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC