SÁNG NGỜI CHÂN LÝ LÊNIN


         
Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, khai sinh ra nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, mở đầu cho thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội của loài người. Sự kiện vĩ đại của thế kỷ XX đó gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Vla-đi-mia I-lích Lênin, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và phong trào cộng sản thế giới.
Từ sự kiện "10 ngày rung chuyển thế giới" trong nửa đầu tháng 11-1917, con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa được hình thành, phát triển và được kiểm nghiệm đã có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ, cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân loại tiến bộ, lôi cuốn hàng tỷ người trên thế giới noi theo. Năm 1919, Lênin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế cộng sản (Quốc tế thứ ba), để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. Những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước và mấy năm sau đó, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trải qua giai đoạn khủng hoảng, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Điều đó đã được Lênin dự báo trước: Nếu lịch sử không trải qua những bước quanh co, khúc khuỷu, thậm chí cả các bước lùi, đôi khi thất bại, thì điều đó không đúng với quy luật phát triển biện chứng của lịch sử, nhưng lịch sử luôn tiến lên phía trước.
Lúc sinh thời, Bác Hồ đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lênin: “Lênin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mác-Ăngghen. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”. Có thể nhận thấy, cuộc đời hoạt động và đạo đức cách mạng của Lênin là tấm gương sáng ngời và là niềm tự hào của những người cộng sản chúng ta. Tên tuổi của Lênin đã trở thành biểu tượng tượng trưng cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, tượng trưng cho lợi ích và nguyện vọng của giai cấp công nhân, của quần chúng lao động bị áp bức trên toàn thế giới. V.I.Lênin khẳng định, tất cả các quốc gia dân tộc khác nhau trên thế giới, theo quy luật khách quan, tất yếu đều phải tiến lên chủ nghĩa xã hội; và đảng của giai cấp công nhân cần phải giữ vai trò lãnh đạo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản là nhân tố có ý nghĩa quan trọng nhất, không thể thiếu được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đối với cách mạng giải phóng dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam, cống hiến của Lênin là vô cùng to lớn. Người rất coi trọng vai trò của các dân tộc phương Đông trong việc tham gia quyết định số phận chủ nghĩa đế quốc thế giới. Lênin cho rằng, điều đặc biệt quan trọng để xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ thực sự gương mẫu “Sống trong lòng quần chúng”, phải là những cán bộ của quần chúng, do quần chúng và phục vụ lợi ích, hạnh phúc của quần chúng nhân dân. Điều đó có nghĩa là, cán bộ phải là người có đầy đủ phẩm chất, năng lực, có đầy đủ đức và tài, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, có năng lực phục vụ nhân dân, có trình độ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. Lênin cho rằng, trong xây dựng đội ngũ cán bộ cần phải kiên quyết đấu tranh “không khoan nhượng” với tệ quan liêu, tham nhũng; kiên quyết “chống hiện tượng không dứt khoát, không rành mạch về nhiệm vụ được giao cho mỗi người, và chống tình trạng hoàn toàn vô trách nhiệm do hiện tượng đó gây ra”.
Người nhấn mạnh phải xây dựng những con người của bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự gương mẫu và vững mạnh. Đội ngũ cán bộ của Đảng cần thể hiện sâu sắc quan điểm: Quyền lực của cán bộ thực chất là quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhân dân trao cho cán bộ sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý, tổ chức xây dựng xã hội mới, để phục vụ nhân dân. Cán bộ phải chịu trách nhiệm về vận mệnh phát triển của dân tộc, về sự phồn vinh của đất nước, cuộc sống và hạnh phúc của người dân; lãnh đạm, bàng quang, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước tâm tư, tình cảm, cuộc sống và quyền lợi của nhân dân thì không thể có được lòng tin nơi quần chúng nhân dân. Triết lý sâu xa trong giáo huấn của Lênin chỉ rằng: không giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng, thì cán bộ không thể hoàn thành được nhiệm vụ và trọng trách của mình, và tất yếu sẽ bị cách mạng đào thải. Những tư tưởng của Lênin về xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vẫn giữ nguyên giá trị và tính cấp bách thời sự đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Hơn 70 năm qua, vận dụng tư tưởng của Lênin, trong quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người dân đều được làm chủ và cống hiến tài năng trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, ra sức củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạnh, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện …

 Vào những ngày tháng mười một lịch sử này, nhân dân ta và nhân loại tiến bộ trên thế giới long trọng kỷ niệm lần thứ  99 ( 7/11/1917 – 7/11/2016), ngày cách mạng tháng mười Nga vĩ đại. Tư tưởng và chân lý sáng ngời của Lênin vẫn tiếp tục được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
                                                                              Mẫn Hồng Quân

Nhận xét

Unknown đã nói…
bài viết phân tích dưới góc độ rất sâu sắc và thực tế

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC