NHỮNG QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DÂN CHỦ HIỆN ĐẠI - NHẬN DIỆN VÀ PHÊ PHÁN
Chủ nghĩa xã hội dân chủ là một trào lưu tư tưởng cải
lương trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, xuất hiện vào những năm
70 của thế kỷ XIX. Là hệ thống các quan điểm tư tưởng của trào lưu xã hội dân
chủ quốc tế mang tính cải lương về chủ nghĩa tư bản, về mô hình và con đường,
biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Nó là
sản phẩm nảy sinh từ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa tư bản và
cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. Hiện
nay, chủ nghĩa xã hội dân chủ có ảnh hưởng mạnh mẽ và các đảng dân chủ xã hội
có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị ở châu Âu, đặc biệt là
các nước Tây Âu.
Thực chất của chủ nghĩa xã hội dân chủ là phản bội lợi
ích giai cấp công nhân, chỉ vì lợi ích của một nhóm người, duy trì vĩnh viễn chế
độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa. Chủ
nghĩa xã hội dân chủ là sự hỗn tạp về tư tưởng, biểu hiện rất đa dạng. Các đảng,
các phái theo chủ nghĩa xã hội dân chủ đều có quan niệm riêng của họ về chủ
nghĩa xã hội, về các vấn đề cải tổ xã hội theo những cái gọi là nguyên tắc của
chủ nghĩa xã hội dân chủ. Chủ nghĩa xã hội
dân chủ không dựa trên một cơ sở lý luận nhất quán mà mang tính chiết trung, hỗn
tạp của nhiều khuynh hướng tư tưởng, đánh giá mơ hồ về bản chất của giai cấp tư
sản, về xã hội tư bản, ảo tưởng rằng có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
lòng xã hội tư bản, không cần lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản; có thể
thông qua những cải cách xã hội để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong khi vẫn duy
trì cơ sở kinh tế, chính trị, pháp luật của chủ nghĩa tư bản. Phủ nhận đấu
tranh giai cấp, cách mạng xã hội, phủ nhận và xuyên tạc những lý luận cơ bản của
chủ nghĩa Mác - Lênin như nguyên lý về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
lý luận hình thái kinh tế - xã hội, lý luận về chuyên chính vô sản... Các trường
phái này đưa ra những quan điểm tự do, bình đẳng, dân chủ phi giai cấp, phi lịch
sử và trừu tượng, thừa nhận và bảo lưu sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với
người lao động; về chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, duy trì nền
dân chủ tư sản, pháp quyền tư sản; về lợi ích, điều hoà lợi ích giữa giai cấp
tư sản và các giai cấp, tầng lớp lao động khác.
Để ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ ảnh hưởng tác hại
của chủ nghĩa xã hội dân chủ ở nước ta
hiện nay, cần nắm vững một số yêu cầu có tính nguyên tắc sau: Kiên định chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trung thành với lợi ích cơ bản của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và cả dân tộc, giải quyết hài hoà lợi
ích giai cấp - dân tộc - nhân loại. Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa thật sự trong sạch vững mạnh. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Kiên quyết chống đa nguyên chính
trị. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ đường lối chính trị, quan điểm của
Đảng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chủ động trong cuộc đấu tranh tư tưởng,
lý luận, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chủ động phòng, chống “diễn
biến hoà bình”, “tự diễn biến”, sự suy thoái về chính trị, về đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững sự ổn định và tăng cường phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt các chính sách xã hội, công bằng xã hội; bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Tăng cường hợp tác với các đảng cộng sản và công nhân trong phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế các nước xã hội chủ nghĩa, trao đổi, học tập kinh nghiệm,
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, bảo vệ của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự
đoàn kết trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, các lực lượng cách mạng
và tiến bộ trên thế giới.
ĐINHBINH
Nhận xét