NHẬN RÕ ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng
đại của đất nước. Thời điểm đại hội cận kề, các thế lực thù địch càng tăng cường
các hoạt động chống phá, tung ra luận điệu xuyên tạc, sai trái nhằm làm suy giảm
niềm tin, phá hoại Đại hội XIII của Đảng.
Những
âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch tập trung chống phá chống phá Đại hội
XIII của Đảng có thể tổng quát ở một số điểm sau đây:
Một là, xuyên
tạc bản chất ưu việt của chế độ XHCN, thể chế chính trị ở Việt Nam, hướng lái từ
bỏ mục tiêu, con đường đi lên CNXH. Đây là cái đích trong chiến lược “diễn biến
hoà bình”; tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hoá”, hiện thực hóa mục tiêu chệch hướng XHCN, thủ tiêu chế độ xã hội, lật
đổ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt
Nam.
Hai là, xuyên
tạc nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, công tác cán bộ, nhân sự
Đại hội XIII, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng trong nhiệm kỳ
qua… suy diễn xuyên tạc, vẽ ra tình cảnh “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm
nghèo”, “Tổ quốc lâm nguy”, “nội bộ lục đục, mất đoàn kết”… Thực tế chỉ là ngụy
tạo để đòi hỏi phải “cải cách”, “đổi mới” chính trị từ gốc là từ bỏ nền tảng tư
tưởng, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh chính trị, đường
lối của Đảng.
Ba là,
với luận điệu sai trái, thù địch nêu trên, họ nhằm tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ,
hoài nghi, hoang mang, dao động, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên,
nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Kích động người
dân, nhất là phần tử cơ hội, bất mãn, khoét sâu yếu kém, hạn chế, bất cập, tạo
tâm lý bức xúc, chống đối, mất an ninh, trật tự trong đời sống xã hội.
Bốn là,
phương thức của họ là triệt để lợi dụng kênh truyền thông internet, mạng xã hội,
các trung tâm truyền thông, các trang mạng, blog hải ngoại tạo thành “chiến dịch”
đồng loạt, “tiền hô hậu ủng”, cổ suý, hậu thuẫn, tuyên truyền, xuyên tạc đánh
vào nhận thức, tâm lý người dân theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”, “góp gió thành
bão”.
Năm là,
lợi dụng sự kiện có thật, khoét sâu vào những thiếu sót, yếu kém, hạn chế trong
đời sống xã hội để tạo cớ xuyên tạc, vu cáo như: Các vụ án kinh tế, tham nhũng,
tình hình Biển Đông, sự cố môi trường, vụ việc Đồng Tâm, dịch bệnh, vụ án Hồ
Duy Hải, Lương Hữu Phước... Trên cơ sở đó, suy diễn, xuyên tạc theo chiều hướng
tiêu cực, nhằm tạo ra những nhận thức lệch lạc, tâm lý bức xúc, ức chế, bất mãn
đối với chế độ, chính quyền; kích động hành vi chống đối, biểu tình, bạo loạn,
lật đổ.
Sáu là,
củng cố các tổ chức đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự”, mua chuộc,
lôi kéo, tập hợp lực lượng, tổ chức, kêu gọi biểu tình trái pháp luật. Phương
châm của họ là “tích tiểu thành đại”, các hoạt động, tập hợp lực lượng đủ lớn,
đủ mạnh, thúc đẩy các cuộc biểu tình, “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” là
sức ép, phương thức để lật đổ thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước.
Rõ
ràng đây là những âm mưu thâm độc, nguy hiểm với phương thức, thủ đoạn hết sức
tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải đề cao cảnh giác, nhận diện,
đấu tranh.
Nhận
diện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Đại
hội XIII của Đảng để có những biện pháp đấu tranh thực
sự là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp hiện nay. Kết quả của cuộc đấu tranh
này sẽ tác động sâu sắc đến quá trình xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức và đạo đức. Đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ chủ trì
các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
cho các đối tượng nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; quản lý
chặt chẽ những “kênh” thông tin mà kẻ địch thường sử dụng để truyền bá quan
điểm, luận điểm xuyên tạc, phản động như: Internet, đĩa hình, sách báo, các
diễn đàn chính trị, văn hóa…; dự báo những tình huống phức tạp nảy sinh về tư tưởng
chính trị để có biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả; khắc phục tình trạng
đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” một cách hình thức, thụ động, mang tính
“thời vụ”.
Nhận xét