XUYÊN TẠC SAI SỰ THẬT VỀ "LUẬT AN NINH MẠNG" Ở VIỆT NAM
Từ tháng 3-2017 Luật An ninh mạng được các đại biểu Quốc hội lấy
ý kiến cử tri. Ngày 28-6-2018, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh
của Chủ tịch nước về công bố Luật An ninh mạng; ngày1-1-2019 Luật An ninh mạng
ở nước ta sẽ có hiệu lực. Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều. Thể hiện
nguyên tắc cơ bản bảo vệ an ninh mạng như là; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà
nước; Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo
vệ an ninh mạng bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các
tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng…” Luật An ninh mạng chỉ quy
định các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi
chống Nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.v..v..
Sau khi Luật An ninh mạng đi vào cuộc sống thì một số kẻ chống
phá trong và ngoài nước đã kích động người dân dẫn đến một số cuộc biểu tình
gây rối ở một vài nơi. Trong những cuộc biểu tình gây rối này, khẩu hiệu được
in sẵn và tán phát từ trước. Có thể nói, các thế lực thù địch đã có cả một kế
hoạch khá chi tiết, bài bản nhằm xuyên tạc, cản trở Luật An ninh mạng đi vào
cuộc sống. Nhiều hãng thông tấn, báo chí phương Tây và nhiều website có máy chủ
ở nước ngoài vẫn cố tình xuyên tạc. Họ nói rằng: “Luật An ninh mạng
mở đường cho một cuộc trấn áp mới!”; rằng “Luật An ninh mạng gây quan ngại
về quyền con người và ảnh hưởng tới thương mại quốc gia”...
Thực tế
cho thấy từ khi internet, mạng xã hội ra đời đến nay đã từng diễn ra việc lợi
dụng internet, mạng xã hội để tập hợp lực lượng, kích động biểu tình,
gây rối, kêu gọi lật đổ chính quyền. Ngày nay, các thế lực thù địch đã có
thêm một phương thức mới để chống phá nhà nước, đó là sử dụng internet, mạng xã
hội để tấn công cơ quan, tổ chức, thậm chí còn có thể gây bạo loạn, lật đổ chế
độ xã hội. Chẳng hạn, chúng sử dụng hacker (tin tặc) gây ra những bất ổn về
kinh tế, chính trị, xã hội. Điển hình tháng 3-2017 xảy ra vụ việc tin tặc tấn
công hàng loạt website sân bay trong nước, khiến cho nhiều chuyến bay bị gián
đoạn, đảo lộn. Internet, mạng xã hội từng là phương thức tán phát thông tin
thất thiệt vì những mục tiêu hiểm độc, đê hèn, như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
đến khủng bố tinh thần-đe dọa đưa lên mạng những thông tin cá nhân, đời tư,
khiến nhiều gia đình tan nát, cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí không ít người
còn tìm đến cái chết... Tuy nhiên, điều nguy hiểm hơn là các thế lực thù địch
sử dụng internet, mạng xã hội để thực hiện kế hoạch lật đổ chế độ, Nhà nước
bằng việc kích động người dân tụ tập đông người, biểu tình “bất bạo động” gây
bất ổn chính trị xã hội, gây ra hậu quả khôn lường. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam
cần có chế tài nghiêm minh đối với tội phạm mạng là điều hết sức cần thiết.
Luật An ninh mạng đã có những quy định cụ thể nhằm loại
bỏ thông tin xấu độc, độc hại ngay tại gốc, từ những trang mạng mà các thế lực
thù địch đang sử dụng để chống phá chế độ xã hội, Nhà nước Việt Nam. Đồng thời,
Luật An ninh mạng là cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học xử lý những kẻ lợi dụng
internet, mạng xã hội để chống phá chế độ xã hội, Nhà nước và làm tổn hại đến
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam. Căn cứ vào luật này, các cơ quan
chức năng có quyền yêu cầu các nhà mạng phải cung cấp đầy đủ thông tin của
những tài khoản tán phát thông tin độc hại… và đây là nỗi lo lớn của những kẻ
xấu, những phần tử cơ hội có âm mưu lợi dụng thông tin mạng xã hội để chống phá
cách mạng Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận xét