THỰC HIỆN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: tự phê bình và phê bình là chìa khóa vạn năng để sữa chữa mọi sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên, nhằm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người giải thích về tự phê bình và phê bình rất đơn giản, dễ hiểu nhưng rất sâu sắc. Theo đó, khuyết điểm cũng như chứng bệnh. Phê bình cũng như uống thuốc. Sợ phê bình, cũng như có bệnh mà giấu bệnh. Không dám uống thuốc. Để đến nỗi bệnh ngày càng nặng, không chết "cũng la lết quả dưa". Tự phê bình và phê bình là nhu cầu nội tại của tổ chức đảng và đảng viên, song muốn tự phê bình và phê bình phát huy được tác dụng, hiệu quả, đòi hỏi phải thực hành một cách thường xuyên, nghiêm túc; nếu không thực hành thường xuyên, nghiêm túc thì dù đó là vũ khí sắc bén cũng không tiêu diệt được “kẻ thù”, dù có là “thần dược” cũng không trị được bệnh trong mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Do đó, tự phê bình và phê bình phải như công việc hằng ngày. Mỗi ngày, làm thế nào để mỗi tổ chức đảng, cơ quan đơn vị, mỗi người đứng đầu xem công việc tự phê bình và phê bình đó là công việc được tiến hành thường xuyên trong cơ quan, đơn vị mình và phải làm một các nghiêm túc.

Tự phê bình và phê bình là một trong những quy luật để xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Tuy nhiên hiện nay, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình ở nhiều cấp ủy và địa phương bị yếu đi, chưa thực sự trở thành vũ khí sắc bén để xây dựng, chỉnh đốn đảng. Nhiều cán bộ, đảng viên bị vi phạm kỷ luật mà hầu hết đều vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhiều đồng chí giữ những cương vị chủ trì tự cho mình cái quyền quyết định tối đa, đứng trên tổ chức đảng mà không tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, không thực hành tự phê bình và phê bình rộng rãi, vi phạm quy chế làm việc khiến tổ chức đảng suy yếu, nhiều cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức chính trị, đạo đức lối sống sa vào tham nhũng, tiêu cực. Chính những cán bộ, đảng viên vi phạm đó cho thấy những bài học chưa thành công trong công tác cán bộ, mà còn là bài học sâu sắc về thực hành tự phê bình và phê bình trong đảng. Phê bình và phê bình một cách công khai, thẳng thắng trong tất cả tổ chức đảng là cách giúp cho tổ chức có thêm căn cứ để xây dựng hoạch định đường lối, đánh giá đúng cán bộ. Quá đó, phát hiện những phần tử tiêu cự, suy thoái về tư tưởng chính trị, quan liêu, xa dân. Bởi vậy, tự phê bình và phê bình như ngọn lửa “thử vàng” qua đó, thấy được ai là cán bộ trung thực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước đảng, trước dân.

Hiện nay, tính đến hết ngày 30/6/2020 các cấp ủy, tổ chức đảng đã tổ chức thành công đại hội của 99,8% tổ chức cơ sở đảng, đang tiến hành một số đại hội điểm, thí điểm của đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở. Theo đó, bên cạnh những ưu điểm, Ban Tổ chức Trung ương cũng chỉ ra hạn chế: Báo cáo kiểm điểm của một số cấp ủy có nội dung còn trùng lặp với báo cáo chính trị, chưa thẳng thắn tự phê bình và phê bình; chưa chú trọng kiểm điểm việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy và việc đổi mới phương pháp, lề lối làm việc; chưa mạnh dạn nhận trách nhiệm cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể. Vẫn còn một số cấp ủy thể hiện tính chiến đấu, phê bình và tự phê bình chưa cao.

Để khắc phục hạn chế trên Ban Tổ chức Trung ương yêu cầu báo cáo kiểm điểm của cấp ủy phải có tính chiến đấu cao, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình với thái độ nghiêm túc, thẳng thắn, xây dựng. Căn cứ các nhiệm vụ của cấp ủy đã được nêu trong các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để kiểm điểm, tránh trùng lặp nội dung với báo cáo chính trị. Tập trung kiểm điểm, làm rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kết quả thực hiện các nghị quyết, quy định của Trung ương về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, thực hiện trách nhiệm nêu gương gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chú trọng kiểm điểm việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc của cấp ủy, đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc, qua đó xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để đề ra kế hoạch, lộ trình, biện pháp phù hợp nhằm sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.

MAI PHÚ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LIỆU NGÀY NAY GIAI CẤP CÔNG NHÂN CÓ CÒN BỊ BÓC LỘT?

HIỂU ĐÚNG NGHĨA CỤM TỪ “DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, DÂN CHỦ, CÔNG BẰNG, VĂN MINH”

BỆNH KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ CÁCH KHẮC PHỤC