PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN TRONG PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY.
Ngày nay, công
nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ “chóng mặt”, nó thực sự đã làm thay đổi
nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có tác động lớn tới nhận thức và hành động
của thế hệ trẻ. Việt Nam hiện có hơn 38 triệu người sử dụng internet, trong đó
hơn 34 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Riêng Facebook, Việt Nam
có 32 triệu người sử dụng. Thời gian dùng internet của người Việt Nam hiện đạt
mức trung bình 26,8 giờ mỗi tháng, đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau
Thái Lan. Trong đó, 78% số người dùng mạng xã hội ở độ tuổi thanh niên, từ 18 đến
35 tuổi. Không bỏ lỡ cơ hội này,
các thế lực thù địch đã nắm bắt, lợi dụng những mặt trái của công nghệ thông
tin, cụ thể là mạng xã hội để thực hiện âm mưu, thủ đoạn chiến lược “diễn biến
hòa bình” với nhiều biểu hiện mới tinh vi, xảo quyệt. Và không ai khác, thanh
niên chính là đối tượng chủ yếu mà các thế lực thù địch nhắm tới.
Các thế lực thù địch đã triệt để lợi dụng các phương tiện truyền thông
phi chính thống, nhất là các phương tiện truyền thông mới (New Media) để bủa
vây thông tin, đặc biệt tập trung vào những đối tượng non nớt chính trị hoặc
kích động những đối tượng cơ hội chính trị có quan điểm chống đối cực đoan ở
trong nước và lưu vong, trong đó có không ít thanh niên, đặc biệt là cán bộ, đảng
viên trẻ trong hệ thống chính trị nước ta.
Âm mưu của họ là dựng lên những “ngọn cờ” đi
đầu trong việc tập hợp lực lượng trẻ để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của Đảng ta, Nhân dân ta. Họ còn thực hành một kiểu tuyên truyền mị
chính trị thâm hiểm ru ngủ, dùng những luận điệu xảo biện núp bóng “chân lý”,
“lẽ phải” nhưng thực chất hoàn toàn phản khoa học, tác động kiểu "mưa dầm
thấm lâu" nhằm làm đối tượng bị tác động mất phương hướng, lung lạc lập
trường, quan điểm, mơ hồ về nhận thức chính trị; cố tình khoét sâu, bôi đen những
thiếu sót của Đảng ta để những cán bộ, đảng viên trẻ thêm thiếu tin tưởng, dao
động, nước đôi, cơ hội chính trị. Đây đều là những nguy cơ hết sức nguy hiểm,
được các thế lực thù địch rắp tâm thực hiện lâu dài, cùng những thủ đoạn ngày
càng tinh vi, thâm độc.
Để
phát huy vai trò của thanh niên trong phòng, chống chiến lược “Diễn biến hòa
bình” trên không gian mạng hiện nay, cần thiết phải thực hiện một số biện pháp
như:
Một là, cần tăng cường giáo dục, phổ biến cho thanh niên có hiểu biết đầy
đủ, đúng đắn về cách thức hoạt động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch
trên mạng Internet, như việc chúng thường tung ra các quan điểm sai trái nhằm
phê phán, phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, vu cáo
nhằm phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cường điệu hóa những yếu
kém, khuyết điểm của nền kinh tế-xã hội; vu cáo nước ta vi phạm dân chủ, nhân
quyền, đàn áp tôn giáo,…
Hai là, các cơ quan báo chí, truyền thông trong cả nước cần tích cực đưa
ra những định hướng dư luận đúng đắn cho thanh niên. Phát huy trí tuệ của thanh
niên trong đấu tranh “phản bác” các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng
Internet. Trang bị cho thanh niên năng lực sẵn sàng “đánh trả” lại những luận
điệu xuyên tạc, bóp méo của các thế lực thù địch một cách kịp thời, hiệu quả.
Ba là, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý Internet và
các trang mạng xã hội nhằm hạn chế thấp nhất tác động xấu tới thanh niên.
Đối
với nước ta hiện nay, công tác quản lý mạng Internet vẫn còn nhiều kẽ hở. Hiện
nay, nhu cầu khai thác thông tin trên Internet ngày càng nhiều, nội dung rất
phong phú, đa dạng và nhiều chiều. Hơn thế nữa, các phương tiện tiếp nhận thông
tin cũng ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, tinh vi khó kiểm soát.
Chính vì vậy, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, cá nhân và
đặc biệt là vai trò của thanh niên với tinh thần “đâu cần thanh niên có, việc
gì khó có thanh niên”, khả năng xung kích, sáng tạo của thanh niên để tích cực
đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ an ninh chính trị, an ninh tư tưởng và nền văn
hóa của dân tộc.
Nhận xét