HIỂU RÕ THÊM VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA THAM NHŨNG
Để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa
bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động và những
phần tử cơ hội chính trị thường xoáy sâu vào những vấn đề nhạy cảm, phức tạp,
trong đó tham nhũng là vấn đề được chúng triệt để lợi dụng. Tham nhũng là vấn
nạn mang tính toàn cầu, xảy ra ở mọi lĩnh vực có liên quan hoạt động quản lý
kinh tế, xã hội. Nó xuất hiện, tồn tại gắn với quyền lực và lợi ích cá nhân, là một hiện tượng
xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời,
phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước và các quyền lực công khác.
Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ, với những mức độ khác nhau, phụ thuộc vào bản
chất và trình độ quản lý của nhà nước đó, chứ không phải do một đảng cầm quyền
hay thực hiện chế độ đa đảng. Khi nhà nước và quyền lực chính trị còn tồn tại,
thì một đảng cầm quyền hay đa đảng cầm quyền đều sẽ có điều kiện để nảy sinh
tham nhũng. Tham nhũng không phải chỉ xuất hiện ở Việt Nam với chế độ
một đảng cầm quyền mà ngay cả các quốc gia thực hiện chế độ đa đảng như Hoa Kỳ,
Hàn Quốc, Nga,.. cũng diễn ra nghiêm trọng. Đó là một thực tế không thể phủ
nhận. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị -
kinh tế tạo ra lợi ích, siêu lợi ích và đó là tiền đề khách quan quan trọng làm
cho tham nhũng có điều kiện nảy sinh và phát triển. Chừng nào điều kiện để lợi
ích kết hợp với sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn thì
chừng đó vẫn còn sinh ra tệ tham ô, tham nhũng. Từ đó, có thể thấy, với mỗi một
quốc gia, dù là một đảng cầm quyền hay thực hiện chế độ đa đảng thì tệ tham ô,
tham nhũng trong bộ máy nhà nước, trong các cơ quan công quyền vẫn luôn là nguy
cơ tiềm tàng. ... Việc đưa ra luận điểm: “Chế độ một đảng
cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “do đảng cầm quyền độc đoán
cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra...”;… Thực chất của giọng điệu ấy
không gì khác là lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để xuyên tạc, bịa
đặt, nói xấu hòng làm suy giảm uy tín tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Thậm chí chúng cho rằng cuộc
đấu tranh phòng chống thanm nhũng ở Việt Nam hiện nay là “cuộc chiến
thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”, "là sự đấu đá nội bộ, phe
phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam"... Chúng cho rằng: “Chỉ khi nào ở
Việt Nam có chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể dẹp bỏ được”... Hơn lúc nào hết, việc
nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cần phải được coi
là vấn đề cấp bách. Những nỗ lực cùng kết quả thực chất trong công tác đấu
tranh phòng chống tham nhũng cần thường xuyên được cập nhật, lan tỏa trong đời
sống xã hội. Đây chính là bằng chứng xác thực nhất bác bỏ những luận điệu tuyên
truyền phiến diện, lừa bịp của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ
hội chính trị đang cố tình lợi dụng vấn đề này ở Việt Nam để thực hiện mưu đồ
đen tối của chúng. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam là cuộc đấu tranh
lâu dài và phức tạp đòi hỏi sự tham gia quyết liệt của toàn thể xã hội với
phương châm như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “Chống tham nhũng không có vùng cấm, không
có ngoại lệ” và phải chống tham nhũng như là “một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của sự tiến
bộ xã hội trong thời đại của chúng ta”.
NGA NGUYỄN
Nhận xét